Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật ba lần mỗi ngày, vào lúc 8:00, 13:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm nay, 23/4, chính phủ Trung Quốc thông báo họ sẽ đóng góp thêm 30 triệu USD nữa cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngoài khoản 20 triệu USD họ đã đóng góp ngày 11/3 vừa rồi, để chống dịch COVID-19, theo AFP.
Trung Quốc nhấn mạnh khoản tài trợ này sẽ được dùng để hỗ trợ tăng cường hệ thống y tế ở các nước đang phát triển, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying cho báo giới biết.
Ông nói thêm rằng khoản đóng góp này “phản ánh sự ủng hộ và tin tưởng của chính phủ và nhân dân Trung Quốc đối với WHO”.
Chính quyền Mỹ của Tổng thống Donald Trump hiện đã thông báo cắt tài trợ cho WHO và tiến hành đánh giá lại hoạt động của tổ chức này trong mấy tháng tới. Ông Trump và nhiều quan chức Mỹ cáo buộc WHO ứng phó một cách tồi tệ với đại dịch COVID-19 và thiên vị Trung Quốc.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm nay, 23/4, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres nói đại dịch COVID-19 có thể cho một số quốc gia lý do để triển khai những chính sách đàn áp nhân quyền, biến một cuộc khủng hoảng y tế thành khủng hoảng nhân quyền, theo Reuters.
“Chúng tôi nhận thấy những tác động khác nhau ở nhiều cộng đồng, sự gia tăng của những phát ngôn thù địch, các nhóm yếu thế bị tấn công, và những rủi ro của những biện pháp ứng phó nặng tính an ninh làm giảm hiệu quả của những nỗ lực ứng phó y tế”, ông nói.
“Trái với sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc dựa trên chủng tộc, chủ nghĩa dân túy, chủ nghĩa chuyên chế và đàn áp nhân quyền ở một số quốc gia, cuộc khủng hoảng này có thể là cái cớ để ban hành những biện pháp đàn áp vì những lý do không liên quan đến đại dịch”, ông cho biết. “Điều này là không thể chấp nhận được”.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm thứ Tư, 22/4 (giờ Mỹ), cựu giám đốc của cơ quan chịu trách nhiệm bào chế thuốc của Mỹ nói ông bị sa thải vì kêu gọi thẩm tra cẩn thận loại thuốc ký ninh mà Tổng thống Donald Trump liên tục khuyến khích trong thời gian qua, theo Reuters.
Rick Bright nguyên là giám đốc của Cục Nghiên cứu và Phát triển Y sinh (BARDA), trực thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh của Mỹ. Ông nói ông đã mất chức vụ này và bị luân chuyển sang một vị trí khác vì ông chống đối những nỗ lực thúc đẩy sử dụng thuốc ký ninh (hydroxychloroquine) và chloroquine để điều trị COVID-19.
“Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng để xem xét mọi giải pháp và nghĩ rộng ra ngoài các giải pháp thông thường, nhưng tôi đã phản đối một cách đúng đắn việc cung cấp một loại thuốc chưa qua kiểm định cho người dân Mỹ”, ông nói.
Ông Bright cho rằng chính phủ Mỹ đã quảng bá cho những loại thuốc này như một loại “thần dược” mặc dù họ “rõ ràng thiếu cơ sở khoa học”.
Cập nhật lúc 13:00 – Giờ Việt Nam.
Một khảo sát mới của hãng nghiên cứu thị trường Ipsos cho thấy ứng cử viên tổng thống của Đảng Dân chủ, Joe Biden, đang dẫn trước đương kim tổng thống Donald Trump tại ba bang chiến trường quan trọng ở miền Trung Tây nước Mỹ, theo Reuters.
Ba bang này là Wisconsin, Pennsylvania và Michigan. Ông Biden lần lượt dẫn trước ông Trump 3 điểm, 6 điểm và 8 điểm ở các bang tương ứng.
So sánh trên toàn ba bang, có 45% cử tri đã đăng ký ủng hộ ông Biden, trong khi 39% nói sẽ bầu cho ông Trump.
Ông Trump đã thắng sít sao bà Hillary Clinton tại ba bang này năm 2016.
Một khảo sát khác của Reuters/Ipsos cho thấy ông Biden dẫn trước ông Trump 8 điểm ở phạm vi toàn quốc.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Trong ngày thứ Tư, 22/4/2020, tại Geneva, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết các nước tại châu Phi và châu Mỹ Latin đang có xu hướng gia tăng số người bị nhiễm coronavirus, trong khi các nước Tây Âu đang bắt đầu giảm, theo AFP.
“Hầu hết các nước mới chỉ đang ở giai đoạn đầu của đại dịch. Một số nước bị ảnh hưởng sớm đang bắt đầu thấy số ca nhiễm tăng trở lại”, ông nói.
“Không có gì phải nghi ngờ, chúng ta còn một chặng đường xa phải đi. Con virus này sẽ còn ở lại với chúng ta lâu dài.”
Bên cạnh đó, ông cũng hy vọng Hoa Kỳ sẽ xem xét lại quyết định ngừng tài trợ cho WHO. Tuy nhiên, ông cũng nói việc ông quan tâm nhất hiện nay chính là cứu người và chấm dứt dịch bệnh CONVID-19.
Ông Tedros phản bác lập luận cho rằng WHO đã cảnh báo các nước quá trễ về bệnh COVID-19. Ông cho biết WHO công bố tình trạng khẩn cấp trên toàn cầu vào ngày 30/1/2020. Lúc đó, nếu không tính Trung Quốc, trên toàn thế giới chỉ có 82 người bị bệnh và chưa có ca tử vong nào.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Ông John Barsa, người đang nắm quyền lãnh đạo cơ quan viện trợ USAID của Hoa Kỳ cho biết họ sẽ đánh giá lại năng lực và phương pháp quản lý của WHO, sau khi Tổng thống Donald Trump tạm ngưng tài trợ cho tổ chức này.
Số tiền đáng lý được dùng cho WHO sẽ được đưa đến các tổ chức khác, ví dụ cho những công việc bào chế vaccine. Ông Barsa cũng nói các khoản tiền viện trợ sẽ được giúp đỡ mọi người trong lúc dịch bệnh đang hoành hành chứ không hề được dùng phung phí.
USAID là cơ quan đứng đầu của Mỹ về viện trợ cho nước ngoài.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Trong dịp kỷ niệm 50 năm ngày Trái Đất (Earth Day), nhà hoạt động môi trường người Thụy Điển, Greta Thunberg, đã tham gia kêu gọi thế giới phải bảo vệ môi trường sau khi dịch bệnh COVID-19 chấm dứt.
Trong thời gian vừa qua, vì mọi người trên toàn thế giới phải tự cách ly tại nhà và giảm thiểu công việc sản xuất, nên môi trường đã được cải thiện đáng kể. Động vật hoang dã đã xuất hiện trên những hè phố ở châu Phi, người Ấn Độ đã nhìn thấy được dãy Himalaya sau nhiều thập niên, và ngay cả ở Trung Quốc thì không khí cũng tốt lên hẳn.
Tuy nhiên, các nhà hoạt động bảo vệ môi trường cho rằng sau khi dịch bệnh chấm dứt, các nhà máy, công xưởng sẽ trở lại hoạt động và gây ra những hệ lụy cho trái đất. Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, Antonio Guterres, cũng tuyên bố: “Ngày Trái đất năm nay mọi người chúng ta chỉ nhìn thấy COVID-19. Nhưng có một điều còn hết sức nguy hiểm hơn dịch bệnh này, đó là môi trường của hành tinh chúng ta đang bị hủy diệt.”
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Chính phủ của Thủ tướng Boris Johnson đã bị các thành viên Quốc hội Anh chỉ trích trong một cuộc họp vào ngày thứ Tư, 22/4/2020 vừa qua về việc họ đã quá chậm chạp trong mùa dịch COVID-19 và khiến cho nhiều người dân Anh chết, theo Reuters.
Cuộc họp này được diễn ra bằng một phương cách chưa từng có trong lịch sử 700 năm qua tại Anh. Có một số thành viên đã họp trên mạng và những người có mặt thì phải ngồi cách xa để đảm bảo an toàn cho nhau.
Mặc dù bị Quốc hội chỉ trích, đa số người dân tại Anh lại ủng hộ chính phủ của ông Johnson và cách họ chống dịch COVID-19. Sáu trong mười người được hỏi đã cho biết họ ủng hộ phương pháp chống dịch của chính phủ Anh, theo cuộc thăm dò ý kiến của Kantar. Đảng của ông Boris Johnson cũng có thêm người ủng hộ với 54%, tăng 4 phần trăm so với tháng Ba.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vài chục người Nga đã được phép bỏ qua lệnh cách ly trong mùa dịch để cùng đến Quảng trường Đỏ làm lễ mừng 150 năm ngày sinh của Vladimir Lenin.
Một viên cảnh sát tại Moscow đã cho Reuters biết là nhóm người này đã xin được một giấy phép cho phép họ không cần tuân theo lệnh cách ly. Họ đã được đến Quảng trường Đỏ, mang hoa, và tụ tập.
Ngoại trừ Moscow, tại các thành phố khác của Nga cũng có những nhóm làm lễ mừng sinh nhật Lenin như thế.
Nga hiện nay đã có 58.000 người bị bệnh COVID-19 với Moscow là nơi có nhiều người bệnh nhất.