Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Đài Loan Joseph Wu hôm nay cho biết Đài Loan không nhận được lời mời tham dự hội nghị của Hội đồng Y tế Thế giới (WHA), cơ quan trụ cột của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bắt đầu từ hôm nay, 18/5, Reuters cho biết.
Bộ trưởng Wu cho biết, để các nước tham dự có thời gian tập trung giải quyết những vấn đề cấp bách trong đại dịch COVID-19, Đài Loan quyết định rút lui và sẽ đề nghị dự họp trong kỳ họp cuối năm nay.
Tờ Taiwan News cho biết, Tổng giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus từ chối mời Đài Loan với lý do ông không có thẩm quyền mời, trong khi người tiền nhiệm của ông đã liên tục mời Đài Loan dự họp với tư cách quan sát viên.
Một loạt cường quốc bao gồm Mỹ, Canada, Đức, Pháp, Nhật, Anh, New Zealand và Australia, cùng với 15/16 nước có quan hệ ngoại giao với Đài Loan (trừ Vatican) đều ủng hộ Đài Loan tham dự cuộc họp lần này, và nếu Đài Loan không rút lui thì hội nghị sẽ tiến hành bỏ phiếu quyết định tư cách tham dự của Đài Loan.
Trong khi đó, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying hôm nay cho biết Chủ tịch nước này, Tập Cận Bình, đã được đích thân ông Tedros mời phát biểu khai mạc hội nghị.
Đài Loan từng tham dự các kỳ họp của WHA với tư cách là quan sát viên từ năm 2009 đến 2016 dưới thời Tổng thống Mã Anh Cửu của Quốc Dân Đảng. Tuy vậy, từ khi bà Thái Anh Văn và Đảng Dân Tiến lên cầm quyền với chính sách cứng rắn hơn với Trung Quốc thì Đài Loan đã bị loại ra khỏi cơ chế quốc tế này.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Trong một bài phỏng vấn trên tờ Breitbart, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết: “Chúng tôi biết nó [dịch bệnh COVID-19] bắt đầu ở Vũ Hán, nhưng chúng tôi không biết nó từ đâu ra hay do ai, và đó là những điều quan trọng”, CNN đưa tin.
“Chúng tôi đã liên tục đề nghị gửi các nhóm hỗ trợ họ xác minh nguồn gốc virus”, ông nói.
Trong nhiều tuần trước đây, ông Pompeo cùng với Tổng thống Donald Trump và nhiều quan chức khác của Mỹ đã liên tục cổ xúy cho một thuyết âm mưu rằng loại coronavirus chủng mới gây bệnh COVID-19 có nguồn gốc từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán. Ông Pompeo thậm chí có lần còn nói có hàng loạt bằng chứng chứng minh cho giả thuyết này, mặc dù cả ông lẫn ông Trump chưa đưa ra bằng chứng nào, cũng như chưa một lần khẳng định giả thuyết này là đúng.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo Reuters, chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy thương nhân nhà nước và các cơ sở tư nhân tăng cường nhập khẩu đậu nành, dầu đậu nành và ngô trong những ngày gần đây.
Một công ty xuất nhập khẩu lâu năm tại Trung Quốc cho biết chính phủ nước này khuyến khích các cơ sở thu mua với số lượng lớn hơn mức bình thường. Ông giải thích rằng tình hình tại Brazil có vẻ bất ổn vì coronavirus, trong khi đó, Brazil được xem là đầu mối cung cấp đậu nành và thịt chính cho toàn Trung Quốc. Hiện tại, số ca nhiễm COVID-19 tại Brazil đã vượt qua Tây Ban Nha và Ý.
Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đã đặt một khối lượng lớn kỷ lục thịt lợn từ Hoa Kỳ. Tuy nhiên, diễn biến phức tạp của COVID-19 tại Mỹ khiến nhiều lò mổ bị ảnh hưởng, số lượng thịt sản xuất bị cắt giảm mạnh. Điều này làm dấy lên lo ngại về căng thẳng thương mại mới, khi Hoa Kỳ không thể tăng khối lượng thịt được sản xuất để đảm bảo nguồn lương thực trong nước nhưng vẫn phải duy trì xuất khẩu theo đơn hàng lớn cho phía Trung Quốc.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm thứ Sáu tuần trước, Bộ Ngoại giao Đài Loan cho biết tờ New York Times và sáu báo nước ngoài khác đã nộp đơn xin mở văn phòng ở Đài Loan, sau khi một số nhà báo của họ bị Trung Quốc cấm cửa từ tháng Ba, theo Taipei Times.
New York Times cho biết họ vẫn duy trì văn phòng ở Bắc Kinh và Thượng Hải và “hy vọng chính phủ Trung Quốc sẽ cho phép tất cả các nhà báo của họ trở lại”.
New York Times cùng với Washington Post và Wall Street Journal là ba tờ báo bị Trung Quốc hạn chế tác nghiệp từ tháng Ba vừa qua, sau khi Mỹ có lệnh hạn chế tương tự với bốn hãng truyền thông của Trung Quốc.
Đài Loan nhanh chóng lên tiếng kêu gọi các báo quốc tế chuyển văn phòng sang đảo quốc này, với cam kết tôn trọng tự do báo chí. Hòn đảo tự trị này được đánh giá là có môi trường báo chí tự do nhất châu Á. Hiện đã có 59 hãng tin của 16 nước mở văn phòng ở Đài Loan.
Trong một động thái có liên quan, vào hôm Chủ nhật, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo cho biết chính phủ Trung Quốc đã đe doạ can thiệp vào công việc của các nhà báo Hoa Kỳ tại Hong Kong. Ông viết: “Những nhà báo này là thành viên của một nền báo chí tự do, không phải là cán bộ tuyên truyền và báo cáo của họ có giá trị cho việc truyền tin đến cho người dân Trung Quốc và thế giới”.
Pompeo tuyên bố bất kỳ quyết định nào ảnh hưởng đến quyền tự trị của Hong Kong cũng có thể tác động đến đánh giá của Hoa Kỳ cho tình hình của Hong Kong.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Đại học Oxford đã ký một thoả thuận cấp phép toàn cầu với công ty dược phẩm U.K AstraZeneca của nước này để sản xuất 100 triệu liều vaccine tiềm năng mà Oxford đang phát triển.
Alok Sharma, Bộ trưởng Bộ Chiến lược Kinh doanh, Năng lượng và Công nghiệp của Anh cho biết nếu vaccine của đại học Oxford có hiệu quả, người dân Anh sẽ có quyền tiếp cận đầu tiên. Bên cạnh đó, ông tiết lộ phía AstraZeneca sẽ dành đến 30 triệu liều vaccine cho riêng Vương quốc Anh theo như thoả thuận.
Các nhà nghiên cứu tại Oxford và Đại học Hoàng gia London sẽ nhận được 101 triệu USD tiền tài trợ của chính phủ để phát triển vaccine. Loại vaccin tiềm năng mà Oxford đang nghiên cứu đã được đưa vào thử nghiệm vào tháng trước.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm Chủ nhật, Israel đã chính thức chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài 510 ngày sau ba cuộc bầu cử không cho được kết quả. Một chính phủ mới đã tuyên thệ nhậm chức, kéo dài nhiệm kỳ kỷ lục của Thủ tướng Benjamin Netanyahu. Được biết, phiên toà xét xử tham nhũng của ông dự kiến sẽ diễn ra vào thứ Hai tuần sau.
Ông Netanyahu, 70 tuổi, lập chính phủ liên hiệp cùng đối thủ trước đây của ông, cựu lãnh đạo quân đội Benny Gantz, 69 tuổi, hiện đang giữ chức thủ tướng luân phiên (alternate prime minister). Ông Gantz có quyền phủ quyết đối với hầu hết các quyết định lớn, kiểm soát một nửa các bộ của chính phủ và sẽ chuyển đổi vị trí với ông Netanyahu vào ngày 17 tháng 11 năm 2021. Bằng cách giữ ông Netanyahu tại vị dù ông này đang phải đối mặt với cáo buộc hối lộ, lừa đảo, vi phạm các thỏa thuận liên quan đến giao dịch giữa ông và một số nhà điều hành truyền thông giàu có, thỏa hiệp thành lập liên minh cầm quyền mới này có thể được coi là một thành tựu chính trị có ý nghĩa lâu dài cho Israel.
Trong bài phát biểu trước Quốc hội vài giờ trước khi tuyên thệ chính thức, ông Netanyahu hứa sẽ thiết lập ngân sách mới, ngăn chặn nền kinh tế sụp đổ và đảm bảo khôi phục tăng trưởng cho đất nước Israel với trọng tâm là khôi phục “việc làm, việc làm, việc làm”.
Hơn một triệu người Israel đã mất việc vì đại dịch, hầu hết các cơ sở kinh doanh và văn phòng phải đóng cửa. Tuy nhiên, các biện pháp mạnh mẽ của quốc gia này gần đây đã có tác dụng tích cực trong việc ngăn chặn virus. Tỷ lệ tử vong của Israel là 31 ca trên 1 triệu người, một phần nhỏ so với tỷ lệ tử vong của Hoa Kỳ và các quốc gia bị ảnh hưởng nặng như Anh, Ý và Tây Ban Nha.
Trong lúc được tín nhiệm do đã đưa Israel vượt qua đại dịch, ông Netanyahu tuyên bố sẽ cùng ông Gantz lên kế hoạch sẵn sàng cho làn sóng bùng phát thứ hai của đại dịch.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.