Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa vào thứ Hai rằng ông sẽ cắt tài trợ vô thời hạn cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nếu như tổ chức này không cam kết sẽ cải thiện trong vòng 30 ngày. Đồng thời, ông cũng sẽ xem xét lại vị trí thành viên của Hoa Kỳ trong WHO, Reuters đưa tin.
Trong bức thư của mình gửi cho WHO, TT Trump nói thêm rằng cách duy nhất cơ quan này trở nên tốt hơn là chứng minh được sự độc lập khỏi Trung Quốc. Ông Trump nói rằng ông đã bàn luận với giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus về việc cải cách WHO.
Ông Trump đã tạm dừng đóng góp tài chính của Hoa Kỳ cho WHO vào tháng trước, tố cáo là tổ chức này đưa ra những “thông tin sai lệch” của Trung Quốc về sự bùng phát của coronavirus. Các quan chức của WHO đã phủ định cáo buộc này, và Trung Quốc lên tiếng cho rằng nước này đã làm việc một cách minh bạch.
Không lâu trước đây, TT Trump vừa nói rằng WHO đã “làm việc rất tệ” khi xử lý sự bùng phát của coronavirus này, và cho rằng ông sẽ sớm đưa ra quyết định về khoản tài trợ của Mỹ.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Ông Mark Zuckerberg, giám đốc điều hành của Facebook, cảnh báo về sự phát triển của mô hình Internet của Trung Quốc trong một cuộc đàm luận vào thứ Hai (18/5), cho rằng mô hình này phớt lờ các giá trị nhân quyền, tờ Politico đưa tin.
“Sự truyền bá của mô hình Internet Trung Quốc là rất nguy hiểm. Tôi sợ rằng mô hình này sẽ lây lan sang các nước khác” – ông Zuckerberg nói.
“Giải pháp tốt nhất đó là các nước tự do, dân chủ ở phương Tây phải đưa ra những quy định và khung pháp lý làm hình mẫu cho cả thế giới” – ông Zuckerberg nói thêm ở một sự kiện trực tuyến của Trung tâm Quy tắc Châu Âu (CERRE).
Đây không phải là lần đầu tiên ông Zuckerberg chỉ trích mô hình Internet của Trung Quốc. Vào tháng 10 năm ngoái, ông bày tỏ thái độ không hài lòng với kiểm duyệt ở Trung Quốc trong app TikTok – đối thủ nặng ký của Facebook. Ông chỉ trích TikTok rằng app này tuân theo chính phủ Trung Quốc và kiểm duyệt các thông tin liên quan tới biểu tình ở Hồng Kông. TikTok phủ định điều này.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Một khảo sát Trung tâm Nghiên cứu Pew (Pew Research Center) và Körber-Stiftung vào tháng Tư cho thấy chỉ có 37% người Đức cho rằng nước này cần ưu tiên thân thiết với Mỹ hơn là với Trung Quốc – giảm tới 13 điểm so với năm 2019, tờ Politico đưa tin.
Trong khi đó, 36% người Đức cảm thấy ngược lại là cần thân thiết với Trung Quốc hơn là Mỹ – tăng 12 điểm so với năm ngoái.
Trong khi đó, góc nhìn của người Mỹ không thay đổi nhiều trong các năm qua, với 43% người Mỹ trả lời rằng mối quan hệ của nước này với Đức quan trọng hơn là với Trung Quốc. Một con số tương tự là 44% người Mỹ cho rằng quan hệ của Mỹ với Đức và Trung Quốc quan trọng ngang nhau.
Khoảng 44% người Mỹ cũng có một cái nhìn tiêu cực về xu hướng toàn cầu hóa, trong khi con số đó với người Đức là 30%. Nghiên cứu cũng chỉ rằng những người từng sống ở Đông Đức thì dễ nhìn tiêu cực về toàn cầu hóa hơn là những người từng sống ở Tây Đức.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Nhà lập pháp kỳ cựu Allen Lee Peng-fei, từng được xem là lãnh đạo tiềm năng của Hong Kong và từng ủng hộ mạnh mẽ quyền bầu cử phổ thông, đã qua đời vào thứ Sáu tuần trước ở tuổi 80, tờ South China Morning Post đưa tin. Tang lễ của ông được cử hành một cách riêng tư như ước nguyện của ông lúc sinh thời.
Ông cũng là một trong những chủ tịch sáng lập đảng Tự do của Hong Kong.
Trong nhiều năm qua, dù đã phần nhiều rút ra khỏi chính trị, ông Lee vẫn bày tỏ sự chống đối với lập trường của Bắc Kinh trong vấn đề Hong Kong. Ông trả lời phỏng vấn vào năm ngoái: “Hệ thống ‘một quốc gia, hai chế độ’ không hề giống những gì tôi tưởng tượng vào những năm 1980. Hong Kong không được nhiều quyền tự quản như [người ta] đã hứa.”
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Hai, Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng ông sử dụng hydroxychloroquine, một loại thuốc sốt rét, trong khoảng hơn một tuần để phòng ngừa coronavirus. Ông cũng nói rằng hiện tại mình không có dấu hiệu bệnh, và giải thích rằng ông uống thuốc này đều đặn hàng ngày, tờ New York Times đưa tin.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra khuyến nghị an toàn vào tháng Tư đối với hydroxychloroquine và chloroquine – các loại thuốc sốt rét được TT Trump khuyến khích sử dụng dù không có bằng chứng khoa học xác thực. FDA khuyến cáo rằng các loại thuốc này có thể làm các bệnh nhân virus bị rối loạn nhịp tim và các loại thuốc này chỉ nên được sử dụng trong môi trường bệnh viện và các phòng thí nghiệm để bác sĩ có thể theo dõi sức khỏe, chứ không nên tự tiện uống thuốc tại nhà.
Một vài nghiên cứu đầu tiên về hydroxychloroquine ở các phòng thí nghiệm cho thấy loại thuốc này có thể ngăn ngừa virus tấn công tế bào, khiến nhiều người kết luận rằng loại thuốc này hữu hiệu. Tuy nhiên, các nghiên cứu thuốc trên cơ thể con người đều đem tới kết quả đáng thất vọng. Thậm chí, những nghiên cứu này còn chỉ ra nhiều vấn đề về tim mạch do loại thuốc này.
“Tôi sẽ không bị ảnh hưởng xấu” – TT Trump tuyên bố và nói thêm rằng ông muốn minh bạch với người dân Mỹ. “Loại thuốc này đã được sử dụng trong 40 năm nay để chữa sốt rét, sốt phát ban và nhiều bệnh khác.”
Tuy vậy, rất nhiều bác sĩ nghi ngờ việc sử dụng một loại thuốc chưa được kiểm nghiệm sẽ chống được coronavirus. Bác sĩ Paul C. Thompson, giám đốc khoa tim mạch tại Bệnh viện Hartford ở Connecticut lo sợ rằng ông Trump đang đưa ra một tiền lệ xấu. Ông cho biết: “Tổng thống là người lãnh đạo cao nhất và có khả năng ảnh hưởng đến cả đất nước. Nếu một người ở vị trí lãnh đạo nhất quyết làm một điều mà các bác sĩ khuyến cáo không nên do thiếu bằng chứng khoa học cộng thêm các rủi ro – thì đó là một vấn đề lớn.”
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Tờ Politico dẫn lời Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ cho biết, tổng thanh tra Bộ Ngoại giao Mỹ Steve Linick bị Tổng thống Donald Trump sa thải thứ Sáu tuần trước khi đang điều tra một nỗ lực của ông Trump nhằm bán vũ khí cho Saudi Arabia mà không thông qua Quốc hội.
Lý do của việc không thông qua Quốc hội là một tuyên bố tình trạng khẩn cấp của TT Trump.
Một bản tin khác cũng của Politico tiết lộ ông Steve Linick cũng đang điều tra việc Ngoại trưởng Mike Pompeo và vợ ông yêu cầu nhân viên dưới quyền giúp việc riêng tư như dắt chó đi dạo và thu dọn quần áo.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Nhà lãnh đạo tối cao Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố tại hội nghị thượng đỉnh của WHO rằng nước này sẽ chi hai tỷ USD Mỹ tiền viện trợ cho các nước chống dịch. Số tiền này sẽ đặc biệt hỗ trợ các nước ở châu Phi – những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất từ việc Mỹ cắt viện trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tờ Wall Street Journal cho biết.
Trong phiên họp này của WHO, Tập Cận Bình cũng khen ngợi tổ chức này và khuyến khích các nước khác tăng cường hỗ trợ tài chính.
Bước đi này của Trung Quốc được cho là để khẳng định vị trí lãnh đạo thế giới trong đại dịch. Vào thứ Hai, một số đồng minh thân cận khác của Mỹ là Pháp và Đức cũng bày tỏ quan ngại về sự thiếu vắng lãnh đạo thế giới trong tình hình đại dịch COVID-19. Lãnh đạo hai nước này cũng chỉ trích cho những quốc gia đang không ủng hộ WHO trong khoảng thời gian này, mặc dù không trực tiếp nói đến Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Hội đồng An ninh Quốc gia John Ullyot cho rằng việc TT Trump cắt viện trợ cho WHO không phải là một bước đi ảnh hưởng xấu tới vị trí lãnh đạo thế giới của Hoa Kỳ. Ngược lại, ông Ullyot cho rằng hành động của Trung Quốc chỉ là để đánh lạc hướng thế giới khỏi trách nghiệm của nước này do không minh bạch từ đầu về sự bùng phát dịch bệnh mới. “Với tư cách là nguồn cơn của đại dịch này, Trung Quốc có trách nghiệm đặc biệt là phải chi trả nhiều hơn.”
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Hai, Pháp và Đức đưa ra kế hoạch cho một gói cứu trợ 500 tỷ euro để giải quyết các vấn đề kinh tế xảy ra vì dịch COVID-19. Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Đức Angela Merkel đề xuất vay 500 tỷ euro từ quỹ của Liên minh Châu Âu (EU) để trợ giúp các khu vực trong khối EU bị thiệt hại nặng nề vì đại dịch, hãng tin AFP cho biết.
“Mục tiêu chính là giúp châu Âu bước ra khỏi đại dịch cùng với một tinh thần đoàn kết” – bà Merkel giải thích.
Đại dịch COVID-19 đã khiến cho nền kinh tế thế giới rơi vào đợt suy thoái trầm trọng nhất kể từ cuộc Đại Khủng Hoảng những năm 1930. Dù vậy, thị trường toàn cầu cũng đã khởi sắc hơn khi các nền kinh tế lớn như Pháp và Đức đưa ra các kế hoạch phục hồi kinh tế.
Ông Macron nói rằng các quốc gia được trợ giúp sẽ không phải hoàn trả số tiền cứu trợ. Tuy nhiên, Thủ tướng Áo Sebastian Kurz phản đối, và cho rằng khoản cứu trợ này cần phải được hoàn trả như một khoản nợ chứ không thể cho không.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Một cuộc thăm dò ý kiến của hãng Newshub-Reid cho thấy bà Jacinda Ardern đã trở thành thủ tướng New Zealand được yêu thích nhất trong một thế kỷ. Lý do được cho là khả năng lãnh đạo của bà khi phản ứng với dịch COVID-19, Reuters cho hay.
Bà Jacinda Ardern đang có mức độ tín nhiệm là 59,5%, con số cao nhất mà Newshub-Reid thu thập được từ một thủ tướng trong khoảng thời gian một thế kỷ. Cùng lúc, Đảng Lao Động của bà Ardern tăng 14 điểm tín nhiệm lên 56,5%, cũng là con số cao nhất mà bất kỳ đảng phái nào ở New Zealand từng nhận được.
Được biết, New Zealand tiến hành lệnh đóng cửa hơn một tháng và đã nới lỏng vào cuối tháng Tư. Tuy nhiên, nước này vẫn thi hành nhiều biện pháp phong tỏa xã hội nghiêm ngặt với người dân và doanh nghiệp để ngăn chặn virus lây lan trong cộng đồng. Khoảng 92% người dân New Zealand ủng hộ các biện pháp này và cho rằng các biện pháp phong tỏa hà khắc của lãnh đạo là cần thiết.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.