Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Một viện nghiên cứu y khoa của Đại học Washington (Mỹ) vừa đưa ra một mô hình dự báo mới cho thấy số người chết vì COVID-19 ở Mỹ sẽ tăng lên tới 135.000 vào đầu tháng Tám tới, tức là gấp đôi hiện nay cũng như gấp đôi con số dự báo của mô hình trước đây, theo Reuters.
Con số dự báo theo mô hình này tăng lên do tính đến việc các bang ở Mỹ dần dỡ bỏ lệnh phong tỏa.
“Chúng tôi dự kiến dịch bệnh ở nhiều bang sẽ kéo dài đến hết mùa hè”, giám đốc trung tâm nghiên cứu nêu trên, bác sĩ Christopher Murray, nói.
Mô hình dự báo này một lần nữa khẳng định lời cảnh báo của các chuyên gia y tế rằng việc dỡ bỏ lệnh phong tỏa sẽ làm tăng số ca tử vong.
Hiện Mỹ có 1,2 triệu ca nhiễm và gần 69.000 ca tử vong vì COVID-19.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Hôm thứ hai vừa qua, trưởng ban pháp chế của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Steven Solomon nói tổ chức này chỉ công nhận Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa là “đại diện chính danh duy nhất của Trung Quốc” tại tổ chức này, thể theo chính sách của Liên Hợp Quốc từ năm 1971 khi Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) bị loại ra khỏi LHQ và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thế chỗ.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đài Loan Joanne Ou hôm nay cho biết rằng, quyết định của LHQ năm 1971 chỉ giải quyết vấn đề ai đại diện Trung Quốc, chứ không cho Trung Quốc quyền đại diện cho Đài Loan, theo Reuters.
“Chỉ có một chính quyền Đài Loan được bầu ra một cách dân chủ mới có thể đại diện cho 23 triệu người dân Đài Loan trên trường quốc tế”, bà nói, bổ sung thêm rằng WHO nên “thoát khỏi sự kiểm soát của chính quyền Trung Quốc” và để Đài Loan tham gia đầy đủ vào việc chống lại đại dịch COVID-19 này.
Đài Loan tham gia vào Hội đồng Y tế Thế giới, một thiết chế trụ cột của WHO, với tư cách là quan sát viên từ năm 2009 đến năm 2016, dưới thời Tổng thống Mã Anh Cửu, khi quan hệ Đài Loan – Trung Quốc nồng ấm. Nhưng từ khi bà Thái Anh Văn lên nắm quyền tổng thống, với chính sách cứng rắn với Trung Quốc hơn người tiền nhiệm, Đài Loan bị loại ra khỏi WHO cho đến nay.
Trung Quốc luôn cho rằng Đài Loan là một phần lãnh thổ không thể tách rời của họ và họ sẽ thu hồi trong tương lai. Trong khi đó, Đài Loan lại luôn hành xử như một quốc gia riêng, đặc biệt dưới thời các tổng thống của Đảng Dân Tiến – vốn nghiêng về hướng cổ xúy cho tư cách độc lập của Đài Loan khỏi Trung Quốc, trong khi Quốc Dân Đảng thì vẫn giữ quan điểm thống nhất với đại lục trong tương lai.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Một liên minh chia sẻ thông tin tình báo gồm năm nước Mỹ, Anh, Canada, Australia và New Zealand đánh giá rằng coronavirus “có khả năng cao là phát sinh từ tự nhiên và lây truyền cho người từ tiếp xúc tự nhiên giữa người và động vật”, theo các nguồn tin của CNN.
“Chúng tôi nghĩ đó rất khó có thể là một tai nạn”, một nguồn tin ngoại giao nói.
Một nguồn tin khác cho rằng vẫn có khả năng coronavirus xuất phát từ một phòng thí nghiệm, nhưng cần thận trọng rằng hiện không có cơ sở gì để đưa ra giả thuyết đó cả. Dịch bệnh “rõ ràng đã bùng phát từ một khu chợ, nhưng tại sao virus lại đến được khu chợ này thì chưa rõ ràng”, nguồn tin này nói.
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Ngoại trưởng nước này Mike Pompeo liên tục khẳng định khả năng cao coronavirus xuất phát từ một phòng thí nghiệm của Trung Quốc ở Vũ Hán. Nguồn tin tình báo của CNN cho rằng mức độ tự tin của hai quan chức này vượt quá xa đánh giá của liên minh tình báo.
Tuy vậy, tồn tại khả năng các nước không chia sẻ hết thông tin tình báo cho nhau.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo ông Mike Ryan, một trong những chuyên viên cao cấp nhất của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thì họ “chưa nhận được bất kỳ bằng chứng nào từ Mỹ với những thông tin có dữ liệu về nguồn gốc của coronavirus. Và vì thế, đến giờ phút này, WHO vẫn cho đó là một suy đoán”.
“Nếu có được dữ liệu và bằng chứng, Hoa Kỳ nên quyết định khi nào thì họ sẽ chia sẻ thông tin đó với người khác”, ông Ryan nói thêm.
Cũng theo ông, có rất nhiều khoa học gia cho WHO biết rằng nguồn gốc của virus này là đến từ tự nhiên chứ không phải nhân tạo.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo Reuters, họ đã được nghe tóm tắt về một bản báo cáo do Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc (CICIR) thực hiện cho Bộ An ninh Quốc gia nước này. Theo báo cáo này, hình ảnh Trung Quốc trong mắt cộng đồng quốc tế đang bị ảnh hưởng xấu sau vụ dịch COVID-19, giống như sau vụ thảm sát Thiên An Môn vào năm 1989.
CICIR là một trong những viện nghiên cứu hàng đầu của chính phủ Trung Quốc và đã từng nằm trong hệ thống của các cơ quan an ninh. Báo cáo này đã được gửi đến cho các quan chức cao cấp, trong đó có cả Tập Cận Bình.
Reuters không được đọc bản báo cáo nhưng đã được thuật lại từ những nguồn tin biết chi tiết về bản báo cáo này. Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói với Reuters họ không có thông tin gì về bản báo cáo này, và Reuters không thể liên lạc được với Bộ An ninh Quốc gia.
Bản báo cáo này cho thấy Trung Quốc đang lo lắng về hình ảnh của mình trên trường quốc tế sau vụ dịch COVID-19. Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc lúc gần đây cũng khá căng thẳng. Từ những vụ việc liên quan đến thương mại, cho đến những vấn đề về Hong Kong, Đài Loan và cả những tranh chấp trên Biển Đông. Bệnh dịch COVID-19 cũng gây khó khăn cho chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Donald Trump và chính quyền của ông Trump đã liên tục chỉ trích Trung Quốc vì đã khiến cho coronavirus lây lan ra thế giới.
Trung Quốc đã từng bị các quốc gia phương Tây và Mỹ trừng phạt sau vụ thảm sát sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn năm 1989. Quốc gia đông dân này đã cố gắng làm đẹp hình ảnh của mình và giúp đỡ các nước khác chống dịch. Tuy nhiên, không chỉ có Mỹ mà còn những nước khác vẫn lên tiếng chỉ trích Trung Quốc về COVID-19.
TT Mỹ Donald Trump đã cắt tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vì ông cho rằng tổ chức này đã bị Trung Quốc thao túng. Chính phủ Úc cũng kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc và sự lây lan của coronavirus. Tháng trước, Pháp cũng đã triệu hồi Đại sứ Trung Quốc để phản đối việc đại sứ quán này đăng những thông tin phê phán cách chống dịch của phương Tây.
COVID-19 đã lây nhiễm cho hơn 3,5 triệu người trên toàn thế giới và khiến cho hơn 250.000 người chết.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Truyền hình Venezuela tuyên bố chính phủ của Tổng thống Nicolas Maduro đã bắt được tám người tại một bờ biển nước này vào ngày thứ Hai, 4/5/2020. Theo bản tin, thì đây là một toán vũ trang do Mỹ điều động để lật đổ chính quyền của Tổng thống Maduro và được người dân Venezuela bắt giữ. Còn theo phe đối lập, việc bắt người này chỉ là một trò ngụy tạo của chính phủ Venezuela.
Người đứng thứ nhì trong nội bộ Đảng Xã hội Venezuela cầm quyền là Diosdado Cabello tuyên bố trên Twitter rằng “không có gì để nghi ngờ là bọn đế quốc muốn xâm chiếm quê hương của chúng ta” khi nói về việc Hoa Kỳ liệu có tham gia vào vụ việc này hay không.
Mỹ đã áp dụng nhiều hình thức trừng phạt kinh tế đối với Venezuela để ép Tổng thống Maduro từ chức, cũng như cho rằng Maduro đã gian lận trong cuộc bầu cử năm 2018. Còn Maduro thì chỉ trích rằng Mỹ chỉ muốn khống chế quỹ dự trữ dầu mỏ của Venezuela mà thôi.
Một quan chức Hoa Kỳ giấu tên nói với Reuters rằng chính phủ Hoa Kỳ không có bất kỳ liên hệ nào với vụ việc này. Một nguồn tin khác cũng khẳng định không có cơ quan tình báo Mỹ nào có liên hệ gì với một cuộc xâm nhập vũ trang ở Venezuela.
Người đứng đầu nhóm đối lập, ông Juan Guaido, tỏ vẻ nghi ngờ chính phủ Maduro và cho rằng họ đã dựng nên câu chuyện này để khiến người dân quên đi các vụ việc nghiêm trọng khác đang xảy ra tại Venezuela, ví dụ như một cuộc nổi loạn tại nhà tù gây chết người và các hoạt động băng đảng đang dâng cao ở thủ đô Caracas.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.