Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Theo Thống đốc bang New York (Mỹ) Andrew Cuomo, một đứa trẻ năm tuổi ở bang này đã chết vì một hội chứng viêm hiếm gặp có thể liên quan tới COVID-19, Reuters đưa tin.
Bang New York đang điều tra để xác minh những trường hợp có hội chứng tương tự.
Chứng bệnh này được báo cáo lần đầu tiên ở Anh, Italy và Tây Ban Nha, có thể tấn công nhiều bộ phận trong cơ thể, làm suy yếu chức năng tim và động mạch chủ của tim. Hội chứng này có triệu chứng giống với sốc nhiễm độc và bệnh Kawasaki, với biểu hiện là sốt, da phát ban, sưng tuyến lệ, và trong những trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến viêm động mạch chủ ở tim.
Các nhà khoa học đang nghiên cứu xem hội chứng này có liên quan đến COVID-19 hay không vì cho đến nay không phải trẻ nào có hội chứng này cũng dương tính với coronavirus.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn tạp chí Der Spiegel của Đức, Wu Ken, đại diện Đại sứ quán Trung Quốc tại Berlin cho biết “sẵn sàng mở một cuộc điều tra quốc tế” về nguồn gốc của coronavirus.
“Chúng tôi ủng hộ việc trao đổi nghiên cứu giữa các nhà khoa học”, ông nói. “Tuy nhiên, chúng tôi bác bỏ việc biến Trung Quốc thành bị cáo mà không có bằng chứng, suy đoán có tội cho chúng tôi rồi cố gắng tìm kiếm bằng chứng thông qua cái gọi là một cuộc điều tra quốc tế”.
Trung Quốc đã bác bỏ những chất vấn của Mỹ và Úc về cách mà họ ứng phó với đại dịch, cũng như cho rằng Trung Quốc đã luôn công khai và minh bạch.
Mặc dù vậy, sự hoài nghi về số liệu thống kê người tử vong ở Trung Quốc ngày càng gia tăng. Úc đã kêu gọi một cuộc điều tra quốc tế về nguồn gốc của coronavirus. Đáp lại lời kêu gọi của Úc, Anh và Pháp cho biết điều họ tập trung lúc này là chống lại virus chứ không phải tìm cách đổ lỗi.
Trong khi đó, Hoa Kỳ chỉ trích dữ dội Trung Quốc và WHO, đồng thời cắt tiền tài trợ cho tổ chức y tế này. Nhiều chính trị gia và khoa học gia cho rằng bây giờ là thời điểm để tăng tài trợ cho WHO để giúp tìm ra vaccine, không phải là lúc cắt giảm viện trợ.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Sáu vừa qua, ông Mike Ryan của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết, các quốc gia phải quay trở lại thực hiện các nguyên tắc cơ bản của giám sát y tế cộng đồng nếu họ muốn ngăn chặn coronavirus sẽ bùng phát trong những ngày sắp tới.
Ông Ryan là chuyên gia y tế khẩn cấp hàng đầu của WHO và theo ông, các nước cần giữ vững các nguyên tắc cơ bản và tuân theo những lời khuyên của chuyên gia y tế của WHO. Ông Ryan tuyên bố như trên vì các nước tại EU, cũng như Hoa Kỳ, đều đang mở cửa trở lại trong khi COVID-19 vẫn còn hoành hành.
Theo ông Ryan, các quốc gia phải theo sát để phát hiện được hết tất cả các ca nhiễm mới, xác nhận các ca nhiễm lần nữa và cách ly các ca nhiễm.
Ryan cho biết: “Chúng ta đang trốn tránh một thực tế không dễ chịu cho mình. Đó là chúng ta cần phải thực hiện các quy tắc giám sát sức khỏe cộng đồng. Chúng ta cần phải quay trở lại làm những việc đáng ra chúng ta phải làm từ rất nhiều tháng trước: tìm kiếm ca nhiễm, ghi lại số liệu, xét nghiệm, cách ly những người dương tính và những người tiếp xúc với ca dương tính”.
Ông cũng kêu gọi các quốc gia phải luôn cảnh giác và thậm chí là thay đổi lối sống một cách đáng kể cho đến khi tìm được loại vaccine hiệu nghiệm. “Thông qua việc đoàn kết, chúng ta chỉ có thể được xem là người chiến thắng khi tất cả mọi người đều được an toàn”, Ryan phát biểu.
Bên cạnh đó, người đứng đầu WHO, ông Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng lo lắng về cuộc khủng hoảng tài chính của WHO khi họ đang thâm hụt ngân sách lên đến 1,3 tỷ USD.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Sáu, phía Trung Quốc đã tuyên bố Đài Loan sẽ thất bại trong nỗ lực tham gia cuộc họp quan trọng của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về vấn đề kiềm chế sự lây lan của coronavirus.
Đài Loan là một trong những nước ngăn chặn virus thành công. Trung Quốc đã đưa ra lý do rằng, nỗ lực tham gia vào hội nghị lần này của Đài Loan là vì lý do chính trị chứ không phải vì các mối lo ngại tình hình sức khỏe thế giới.
Theo chính sách của Trung Quốc, Đài Loan được xem như là một tỉnh ly khai của Trung Quốc, không đủ điều kiện để trở thành thành viên của các tổ chức như WHO.
Trước sự kiện Đài Loan muốn được tham gia vào hội nghị của WHO, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hua Chungying cho biết, Đảng Dân tiến cầm quyền Đài Loan đang cố gắng lợi dụng đại dịch cho mục đích chính trị. “Cái gọi là nỗ lực để tham gia vào WHO hay Hội đồng Y tế Thế giới (WHA – một cơ quan của WHO) hoàn toàn không phải vì sức khỏe và hạnh phúc của người Đài Loan mà là một hoạt động thao túng chính trị, và điều này sẽ không thành công”, bà nói thêm.
Đài Loan đang vận động hành lang để được tham dự cuộc họp cấp bộ trưởng của WHO và WHA vào ngày 18-19/5/2020 với tư cách quan sát viên.
Đài Loan đã nhận được sự ủng hộ cấp cao từ Hoa Kỳ, cũng như một số các nước đồng minh của Hoa Kỳ, bao gồm cả Nhật Bản. Luật sư trưởng của WHO, Steven Solomon, tiết lộ đã có sáu trong số 194 nước thành viên WHO đề nghị mời Đài Loan làm quan sát viên cho hội nghị.
Ông Solomon nói thêm, kể từ năm 1972, WHO công nhận Bắc Kinh là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc và quyết định đó vẫn còn hiệu lực. Tuy nhiên, Tổng giám đốc WHO Tedros có quyền quyết định điều kiện để đưa ra lời mời, miễn là chúng phù hợp với điều lệ của WHO và chính sách của WHA.
Cũng vào thứ Sáu, Phó Thủ tướng Đài Loan Chen Chi-mai cho biết Đài Bắc sẽ tiếp tục hợp tác với Hoa Kỳ để được tham gia vào sự kiện của WHO. “Chúng tôi tin rằng Đài Loan có khả năng đóng góp cho WHO về các chiến lược ngăn chặn đại dịch coronavirus”, ông nói.
Đài Bắc và Washington cho biết Tổng giám đốc WHO có đủ quyền lực để mời Đài Loan nếu ông ấy thực sự muốn. Nhưng các nguồn tin ngoại giao ở Đài Loan tiết lộ ông khó có thể làm điều đó nếu Trung Quốc không chấp thuận.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào giữa tháng Tư, Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ ngừng tài trợ cho WHO. Tuy nhiên, dựa trên báo cáo tài chính của WHO, Jimmy Kolker, người từng là thứ trưởng về các vấn đề sức khỏe toàn cầu của chính quyền Obama, cho biết Hoa Kỳ đang mắc nợ WHO những khoản tiền mà đáng ra phải gửi đến tổ chức này trong những năm trước. Theo ông Kolker, số tiền đó có thể lên đến gần 200 triệu USD. Ngoài khoản thanh toán quá hạn của năm nay, Hoa Kỳ vẫn còn nợ 81 triệu USD từ năm ngoái.
Được biết, Hoa Kỳ chịu trách nhiệm cho 15% ngân sách chung của WHO. Tuy nhiên, hiện Hoa Kỳ đang có hai khoản tiền cần chi trả. Một là khoản tiền tài trợ chưa thanh toán hết cho những năm trước và khoản này đã được Quốc hội phê duyệt. Hai là khoản tiền tài trợ năm nay 2020, trước khi tổng thống tuyên bố ngừng chi viện cho WHO.
“Điều này rõ ràng là một hành động vô trách nhiệm và giống như là từ bỏ một cam kết mà chúng ta (nước Mỹ) phải thực hiện”, Kolker nói về các khoản thanh toán quá hạn của Hoa Kỳ.
Khoản kinh phí tài trợ cho WHO vốn được Quốc hội Mỹ chấp thuận từ năm ngoái. Đảng Dân chủ tại Quốc hội không nghĩ rằng tổng thống có thể quyết định giữ lại khoản đó một cách đơn giản như vậy.
“Tổng thống có thể tạm thời làm như vậy, nhưng ông ấy thực sự không thể tiến hành việc đó như một chính sách được. Nếu ông ấy muốn giữ lại khoản tiền đó, nó sẽ là một vấn đề gây tranh cãi về tính hợp pháp. Nhưng ông ấy sẽ không thể hoàn toàn ngăn chặn việc chuyển số tiền này đi được”, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi nói trong một bài phỏng vấn trên All Things Considered.
Hiện nay, Tổng thống Hoa Kỳ và các quan chức dưới quyền đang cáo buộc WHO quá thân thiết với Trung Quốc, làm ảnh hưởng lớn tới việc phòng chống đại dịch COVID-19.
Tuy nhiên, Mỹ cũng đã gửi đến WHO những khoản tiền khác. Vào đầu tháng 1/2020, WHO đã nhận được khoảng 57 triệu USD ngay lúc tổ chức này tuyên bố về bệnh viêm phổi mới bùng phát tại Vũ Hán. Mỹ cũng đã gửi 30 triệu USD đến WHO cho quỹ chống dịch COVID-19. Thế nhưng, những khoản tiền này được biết là chỉ để giải quyết số dư của các khoản mà Mỹ đã nợ trong năm 2018, và một phần của phí thành viên cho năm 2019.
Ashish Jha, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu Harvard cho biết, những tín hiệu lẫn lộn về thanh toán cho thấy Donald Trump chỉ đơn giản tìm cách biến WHO thành “vật tế”.
“Tôi không nghĩ rằng có bất cứ ích lợi nào cho chính phủ Mỹ khi họ rời bỏ WHO về lâu dài. Đây giống như là một động thái chính trị nhiều hơn. Vì vậy, tôi chỉ muốn nói rằng, chúng ta có lẽ nên xem tổng thống và lời ông ấy nói bớt nghiêm túc lại một chút”.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.