Giáo sư đại học Mỹ bị giết khi đang nghiên cứu về COVID-19

Giáo sư đại học Mỹ bị giết khi đang nghiên cứu về COVID-19
Ông Bing Liu. Ảnh: CNN.

Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.

Giáo sư đại học Mỹ bị giết khi đang nghiên cứu về COVID-19

Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.

Ông Bing Liu. Ảnh: CNN.

Giáo sư Bing Liu của Đại học Pittsburgh (Hoa Kỳ) đã bị bắn và tử vong tại tư gia vào cuối tuần qua khi đang trong quá trình nghiên cứu và tiến gần tới những phát hiện rất quan trọng về COVID-19, theo CNN.

Thi thể của ông được phát hiện vào thứ Bảy vừa qua với các vết bắn ở đầu, cổ, và thân.

Các điều tra viên tin rằng một người đàn ông chưa rõ danh tính đã giết ông Liu trước khi trở lại xe ô-tô của mình và tự tử. Cảnh sát cũng tin rằng hai người biết nhau, nhưng cho biết “không có dấu hiệu nào cho thấy ông Liu bị nhắm đến vì là người Trung Quốc”.

Đại học Pittsburgh bày tỏ lòng thương tiếc với cái chết của giáo sư Liu và nói rằng ông đang sắp sửa đưa ra những phát hiện rất quan trọng để hiểu về cơ chế của SARS-CoV-2, loại coronavirus gây bệnh COVID-19.

Tình hình đại dịch COVID-19 cho đến tối nay có gì mới?

Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.

  • Theo Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, cho đến 18:00 ngày 6/5/2020, trên thế giới đã có 3.680.376 người nhiễm coronavirus với 257.818 ca tử vong.
  • Tổng số người nhiễm bệnh tại Việt Nam theo Bộ Y tế hiện nay vẫn là 271 người, và không có trường hợp tử vong nào.

Pháp: Phát hiện ca nhiễm COVID-19 từ cuối tháng 12/2019, sớm hơn một tháng so với thông báo trước đây

Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.

Khu vực tháp Eiffel, Paris, Pháp, ngày 15/2/2020. Ảnh: Reuters.
Khu vực tháp Eiffel, Paris, Pháp, ngày 15/2/2020. Ảnh: Reuters.

Bệnh viện Groupe Hospitalier Paris Seine ở Pháp đã phát hiện một ca viêm phổi nhập viện vào cuối tháng 12/2019 dương tính với COVID-19, theo CNN.

Các bác sĩ đã kiểm tra các mẫu xét nghiệm cũ từ nam bệnh nhân này và phát hiện ông mang coronavirus vào khoảng ngày 27/12/2019, một tháng trước khi những ca nhiễm chính thức đầu tiên ở Pháp được công bố.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã gửi thông báo vào thứ Ba tuần này để đốc thúc các nước điều tra về hồ sơ bệnh nhân viêm phổi trong cuối năm 2019. COVID-19 được chính quyền Trung Quốc công bố với WHO lần đầu vào ngày 31/12/2019. Trước khoảng thời gian đó, virus này vốn được cho là chưa lan đến châu Âu.

“Phát hiện này đưa ra một bức tranh toàn cảnh hoàn toàn mới. Việc tìm kiếm sẽ giúp chúng ta hiểu hơn về sự lây lan tiềm tàng của coronavirus”, người phát ngôn của WHO Christian Lindmeier phát biểu.

Cho đến hiện tại, chưa có bất cứ chứng cứ nào cho thấy coronavirus được bắt nguồn từ nơi nào khác ngoài Vũ Hán, Trung Quốc. Tuy nhiên, ca nhiễm vừa được phát hiện là ca đầu tiên ở Pháp sau khi mở lại hồ sơ về những ca bệnh viêm phổi trước đây. Lúc đầu, các chuyên gia cho rằng có thể người bệnh tại Pháp có thể tiếp xúc với một người đã mang mầm bệnh COVID-19 đến từ Vũ Hán.

Tuy nhiên, điều tra sâu hơn cho thấy bệnh nhân tại Pháp là một người bán cá và không có mối liên hệ trực tiếp nào hay đi du lịch liên quan đến Trung Quốc. Phía Pháp đang điều tra sâu hơn trường hợp này.

Ngoại trưởng Mỹ Michael Pompeo đã khẳng định Hoa Kỳ có bằng chứng là coronavirus xuất phát từ một phòng thí nghiệm ở Trung Quốc. Tuy nhiên, WHO cho biết các khoa học gia của họ đều nhận định rằng virus này không phải là nhân tạo.

Cố vấn Nhà Trắng: Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ có thể đã lên đến 20% vào tháng Tư

Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.

Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett. Ảnh: Reuters.
Cố vấn kinh tế Nhà Trắng Kevin Hassett. Ảnh: Reuters.

Vào thứ Ba, cố vấn kinh tế Nhà Trắng, Kevin Hassett trả lờiCNN ông tin rằng tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ đã vượt quá 16% vào tháng 4/2020 và có thể lên đến 20%.

“Chúng ta đang phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao nhất kể từ thời kỳ Đại khủng hoảng. Đây quả thực là một cú sốc, một cú sốc cực kỳ, cực kỳ kinh khủng”, ông nói.

Các nhà kinh tế đã tham gia khảo sát của Reuters và dự báo tỷ lệ thất nghiệp của tháng Tư là 16% và mất khoảng hơn 20 triệu việc làm. Tuy nhiên, các kinh tế gia tại Ngân hàng Dự trữ liên bang tại Chicago đang ước tính rằng tỷ lệ thực có khả năng nằm trong khoảng từ 25,1% đến 34,6%.

Chính phủ Philippines đóng cửa đài truyền hình lớn nhất nước này, ABS-CBN

Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.

Nhân viên và người ủng hộ thắp nến tại trụ sở đài ABS-CBN tại Manila ngày 5/5/2020. Ảnh: The STAR.
Nhân viên và người ủng hộ thắp nến tại trụ sở đài ABS-CBN tại Manila ngày 5/5/2020. Ảnh: The STAR.

Trong một diễn biến quan trọng ở Philippines, đài truyền hình lớn nhất của quốc đảo này, ABS-CBN, bị buộc phải ngừng phát sóng từ tối thứ Ba, 5/5, theo lệnh của Ủy ban Viễn thông Quốc gia, Rappler đưa tin. Lệnh này được ban ra ngay sau khi giấy phép phát sóng của đài này hết hiệu lực vào thứ Hai.

Quốc hội Philippines có thẩm quyền tuyệt đối trong việc cấp phép phát sóng. Tuy nhiên, Hạ viện do liên minh của Tổng thống Rodrigo Duterte kiểm soát đã liên tục từ chối gia hạn giấy phép cho ABS-CBN.

Đài truyền hình này hiện có 11.000 nhân viên. Họ liên tục xung đột với chính quyền Duterte do những bản tin và phóng sự điều tra độc lập về cuộc chiến chống ma túy của giới chức, cũng như đưa tin phê phán các chính sách của chính quyền.

“Sẽ có hàng triệu người Philippines mất đi những bản tin và cả chương trình giải trí khi ABS-CBN ngừng phát sóng từ đêm nay. Mà lúc này lại là lúc người dân cần thông tin chính xác và nhanh chóng, khi cả nước đang chống chọi với địa dịch COVID-19”, đài ABS-CBN đã cho biết trong một văn bản được phát ra vào 6:00 tối ngày thứ Ba.

Các tổ chức nhân quyền tại Philippines lập tức phản đối lệnh cấm này. Các nhóm này không chấp nhận việc NTC ra lệnh cấm một hãng tin phát sóng ngay trong lúc đất nước và người dân đang cần biết thông tin về một bệnh dịch nguy hiểm. Lúc này, theo họ thì đáng lý chính phủ cần tôn trọng tự do báo chí hơn bao giờ hết để thông tin được mang đến với người dân.

Một số tổ chức khác chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte, cho rằng Duterte vẫn luôn chống lại tự do báo chí, và việc hãng ABS-CBN bị cắt sóng là một vị dụ cho thấy các hãng tin không được lòng tổng thống sẽ bị trừng phạt theo cách thức tương tự.

Tình hình đại dịch COVID-19 cho đến sáng nay có gì mới?

Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.

  • Theo Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ, cho đến 7:50 ngày 6/5/2020, trên thế giới đã có 3.659.759 người nhiễm coronavirus với 256.928 ca tử vong.
  • Tổng số người nhiễm bệnh tại Việt Nam theo Bộ Y tế hiện nay vẫn là 271 người, và không có trường hợp tử vong nào.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.