Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Mỹ sắp khôi phục một phần tài trợ cho WHO Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam. Tối thứ Sáu (giờ Mỹ), đài Fox News cho biết Mỹ sắp sửa khôi phục một phần tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo Reuters. Fox News dẫn nguồn một bản thảo lá […]
Bạn đang đọc bài điểm tin hàng ngày của Luật Khoa. Bản tin này được cập nhật hai lần mỗi ngày, vào lúc 8:00 và 18:00. Mọi ý tưởng, phản hồi xin gửi vào địa chỉ email bbt@luatkhoa.org.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Tối thứ Sáu (giờ Mỹ), đài Fox News cho biết Mỹ sắp sửa khôi phục một phần tài trợ cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), theo Reuters.
Fox News dẫn nguồn một bản thảo lá thư của chính quyền Trump, nói rằng nước này “đồng ý chi trả tối đa bằng với khoản phí thành viên của Trung Quốc”. Phí thành viên của WHO được tính dựa trên quy mô nền kinh tế và dân số của mỗi nước. Theo tính toán của Reuters, nếu Mỹ chi trả như tuyên bố trên thì số tiền sẽ vào khoảng 40 triệu USD, bằng 1/10 số tiền tài trợ 400 triệu USD Mỹ cam kết trước đây.
Bản thảo lá thư mà Fox News có được cũng ghi: “Bất chấp những thiếu sót của mình, tôi tin rằng WHO vẫn có tiềm năng to lớn, và tôi muốn thấy WHO khai thác được tiềm năng ấy, nhất là bây giờ giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu này”, cho thấy lá thư được viết cho TT Trump ký.
“Nếu Trung Quốc tăng tài trợ cho WHO, chúng tôi sẽ cân nhắc đối ứng với những khoản tăng thêm đó”, lá thư ghi.
Mỹ dừng tài trợ cho WHO từ ngày 14/4, với lý do WHO thiên vị Trung Quốc và giúp Trung Quốc lan truyền thông tin sai sự thật về coronavirus.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Hạ viện Mỹ hôm thứ Sáu vừa qua (giờ Mỹ) đã thông qua một gói cứu trợ lớn nhất trong lịch sử nước này, trị giá 3.000 tỷ USD, với mục đích khắc phục hậu quả của đại dịch COVID-19, theo Reuters.
Gói cứu trợ này sẽ dành 500 tỷ USD hỗ trợ các chính quyền tiểu bang, một khoản trợ cấp trực tiếp cho các cá nhân và gia đình, và trợ cấp rủi ro cho các nhân viên y tế cũng như những người đang làm việc ở tuyến đầu chống dịch.
Gói cứu trợ này được thông qua với số phiếu 208-199, với 14 dân biểu Dân chủ bỏ phiếu chống và chỉ có một dân biểu Cộng hòa ủng hộ.
Phe Cộng hòa ở cả Quốc hội lẫn Phủ Tổng thống đều tỏ ý chống đối kịch liệt dự luật này. Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ phủ quyết nếu dự luật này được trình. Tuy vậy, dự luật còn phải thông qua Thượng viện do Đảng Cộng hòa kiểm soát trước khi đến được bàn tổng thống.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cũng trong hôm thứ Sáu (giờ Mỹ), Hạ viện nước này lại có một bước đi lịch sử nữa khi thay đổi quy chế làm việc và cho phép các dân biểu bỏ phiếu từ xa, theo Washington Post.
Trong lịch sử 231 năm của mình, các dân biểu luôn phải có mặt tại các phiên họp của các ủy ban cũng như phiên họp toàn thể ở Hạ viện để bỏ phiếu. Nay điều đó đã thay đổi, với lý do được Đảng Dân chủ cho biết là để tạm thời ứng phó với đại dịch COVID-19 và đảm bảo an toàn cho các thành viên Hạ viện.
Quy chế mới này được thông qua với số phiếu 217-189, phản ánh rõ nét sự chia rẽ đảng phái ở cơ quan lập pháp này.
Cập nhật lúc 18:00 – Giờ Việt Nam.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Trong những ngày qua, đã có khá nhiều nỗ lực vận động cho Đài Loan được góp mặt với tư cách quan sát viên trong cuộc họp tại Hội đồng Y tế thế giới (WHA) – cơ quan trụ cột của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) – vào ngày 18/5/2020. Theo Reuters, Trung Quốc đã phản hồi rằng Đài Loan chỉ có thể tham dự sự kiện này dưới tên Trung Quốc. Điều này có nghĩa là Đài Loan phải chấp nhận trở thành một phần của lãnh thổ Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào thứ Năm, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Đảng Dân tiến cầm quyền Đài Loan đã thẳng thừng từ chối điều kiện nói trên. Vì vậy, theo Trung Quốc, nền tảng chính trị để Đài Loan có thể tham gia vào sự kiện do WHA và WHO tổ chức đã không còn tồn tại. Trung Quốc cũng cho biết, họ có quyền đại diện cho Đài Loan trước quốc tế.
Đáp trả lại Trung Quốc, tại một cuộc họp báo ở Đài Bắc, Bộ trưởng Y tế Chen Shih-chung của Đài Loan tuyên bố: “Tôi không thể chấp nhận điều kiện này, vì nó vốn chẳng bao giờ tồn tại”. Ông còn cho biết, Đài Loan sẽ không từ bỏ nỗ lực tham gia họp với WHA dù họ vẫn chưa nhận được lời mời.
Phía Đài Loan khẳng định rằng chỉ có một chính phủ được bầu ra một cách dân chủ mới có quyền lên tiếng cho 23 triệu dân tại đảo quốc này. Thứ trưởng Ngoại giao Đài Loan, Kelly Hsieh, cũng phát biểu trong cùng buổi họp báo: “Chúng tôi đại diện cho chính người dân của chúng tôi”.
Tại Geneva, là nơi có trụ sở của WHO, phái đoàn Hoa Kỳ tán dương thành công của Đài Loan trong cuộc ứng phó với COVID-19. Kinh nghiệm của Đài Loan, theo họ, sẽ đem lại lợi ích cho những khu vực khác trên toàn thế giới. “Trung Quốc không thích chia sẻ thành công đó vì họ muốn tránh những so sánh không mấy thoải mái này”, theo phái đoàn Mỹ.
Được biết, hiện Mỹ và Nhật Bản đang ủng hộ sự tham gia của Đài Loan. Mới đây, Đại sứ quán Anh và Đức tại Đài Bắc cũng đã lên tiếng ủng hộ Đài Loan tham gia sự kiện sắp đến của WHA. WHO cho biết họ không có nghĩa vụ mời Đài Loan, và chỉ những quốc gia thành viên mới có quyền quyết định.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Sáu tuần này (giờ Mỹ), theo Reuters, bà Jen O’Malley Dillon, người quản lý chiến dịch tranh cử của ứng viên Joe Biden, cho biết những bang trước đây từng nghiêng hẳn về phía Tổng thống Donald Trump sẽ trở thành sàn đấu khốc liệt cho cả hai đảng trong cuộc bầu cử sắp đến.
Bà O’Malley Dillon nhắc đến các bang như Arizona, Texas và Georgia, vốn là những tiểu bang trước đây không ủng hộ đảng Dân chủ, nhưng rất có thể sẽ là nơi cạnh tranh sát sao của cả hai ứng cử viên.
Khi Trump đang hưởng những lợi thế lớn bao gồm việc gây quỹ mạnh mẽ cùng những chiến dịch truyền thông trực tuyến, đội ngũ của ông cũng không ngừng đẩy mạnh hoạt động tranh cử ở những bang được xem là lợi thế cho Đảng Dân chủ.
Trong khi đó, dù bị hạn chế vận động tranh cử khi phải cách ly tại nhà ở tiểu bang Delaware vì coronavirus, nhưng ông Joe Biden đã dồn nhiều nỗ lực để tiếp cận cử tri bao gồm tổ chức nhiều sự kiện trực tuyến ở những bang chiến lược quan trọng.
Ứng cử viên cho chức vụ tổng thống phải giành được ít nhất 270 phiếu đại cử tri từ các tiểu bang Hoa Kỳ để thắng cử. Chiến lược của bà O’Malley Dillon nhắm vào việc đánh bại những bang đã giúp Trump chiến thắng năm 2016, bao gồm Iowa, Wisconsin, Michigan, Ohio, Pennsylvania, North Carolina và Florida. “Chúng tôi nắm chắc đường đi để đạt được con số 270”, bà O’Malley Dillon cho biết.
Nhiều khảo sát cho thấy cử tri ở những vùng ngoại thành, có trình độ đại học và phụ nữ ngày càng ủng hộ Đảng Dân chủ và không đồng ý với cách chống dịch COVID-19 của Tổng thống Trump. Tuy nhiên, nhóm vận động cho Joe Biden cũng thừa nhận rằng một số cử tri bao gồm người da trắng không có bằng đại học, đàn ông da đen và đàn ông Latin ít ủng hộ Đảng Dân chủ trong những thập kỷ qua. Tuy vậy, phe ông Joe Biden tin tưởng thông điệp họ đưa đến tầng lớp lao động sẽ giúp giành lại phiếu bầu từ các nhóm cử tri này.
Trong một tham khảo của Reuters/Ipsos với những cử tri Mỹ được công bố vào ngày 12/5/2020, Donald Trump đang bị tụt điểm so với Joe Biden. Donald Trump có 38%, trong khi đó Joe Biden đã có 46%.
Tuy nhiên, người phát ngôn cho văn phòng tranh cử của Donald Trump – Tim Murtaugh – vẫn rất tự tin. Murtaugh cho biết, “người dân Mỹ đang ủng hộ việc phòng chống bệnh dịch COVID-19 của Tổng thống Trump, và Joe Biden chỉ là một người phát ngôn chính trị kỳ quặc và không đóng góp được gì từ tầng hầm của nhà mình”.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Theo NPR, trong một bài phỏng vấn với MSNBC vào thứ Năm, cựu Phó Tổng thống Biden, người đang nắm chiếc vé ứng cử viên của Đảng Dân chủ cho chức vụ tổng thống vào tháng 11/2020, đã một lần nữa bác bỏ các cáo buộc liên quan đến vụ xâm phạm tình dục bà Tara Reade.
Cũng trong buổi phỏng vấn, Joe Biden cho biết ông không hề nhớ bà Reade và những gì bà Reade tuyên bố trong những năm vừa qua không được nhất quán.
“Hãy nhìn vào câu chuyện của Tara Reade, nó thay đổi đáng kể. Nhưng tôi không muốn đặt câu hỏi về động cơ của cô ấy, tôi không muốn đòi hỏi bất kỳ điều gì ngoài việc hãy nói ra sự thật”, ông nói.
Tuy nhiên, ông Biden cũng cho rằng mọi người đều có quyền tin ai trong vấn đề này. Ông thậm chí còn nói: “Nếu (cử tri) tin vào Tara Reade, họ tất nhiên không nên bầu cho tôi”.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.
Vào thứ Sáu, một số dân biểu Đảng Cộng hòa thuộc Ủy Ban Tài chính và Thuế vụ của Hạ viện Mỹ (House Ways and Means Committee) cho biết nếu đưa ra các ưu đãi thuế nhằm khuyến khích các công ty chuyển dây chuyền sản xuất từ Trung Quốc về Mỹ, thì đó sẽ là một bước đi thông minh.
Theo Reuters, dân biểu Kevin Brady đã nói với đài Fox News: “Có quá nhiều những loại dược phẩm quan trọng và các thiết bị y tế nằm trong chuỗi cung ứng của các quốc gia không đáng tin cậy, ví dụ như Trung Quốc. Tôi nghĩ rằng mục tiêu ưu đãi thuế sẽ là thúc đẩy các dây chuyền sản xuất trở lại Mỹ, và đó là một kế hoạch thông minh”.
Cập nhật lúc 8:00 – Giờ Việt Nam.