‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Một điều ít người biết là, không nhất thiết phải trở thành người học luật hay chuyên gia về luật thì mới có thể nói về lẽ công bằng và bất công, oan sai trong xã hội. Nhìn chung, chỉ cần là một con người bình thường, lương thiện, với tư duy ở mức trung bình, là đã có thể có cảm nhận về công lý, và như thế là đủ để nhìn ra vô số bất cập, bất ổn trong xã hội ta hiện nay.
Bài viết này sẽ giải đáp một số thắc mắc về vụ Đồng Tâm dưới góc nhìn của một người bình thường như vậy.
1. Đất Đồng Tâm thực sự là của ai?
Để trả lời câu hỏi này, bạn phải tìm hiểu về lịch sử vùng đất này cũng như toàn bộ lịch sử tranh chấp giữa nhà nước và dân xung quanh nó. Đây là một việc khó và mất thời gian. Tuy nhiên, như đã nêu trên, bạn không cần phải biết chính xác đất này của ai thì mới có thể lên tiếng về vụ tấn công của công an vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm (đêm mùng 8, rạng sáng mùng 9/1/2020); đó là một chuyện hoàn toàn khác.
Xin nhắc lại, vấn đề tranh chấp đất ở khu vực cánh đồng Sênh (xã Đồng Tâm) và vụ tấn công của công an vào khu dân cư thôn Hoành (cũng xã Đồng Tâm) là hai vụ việc có bản chất pháp lý khác nhau, dù có liên quan với nhau nhưng phải được xem xét một cách độc lập về mặt pháp lý.
2. Nhưng theo hiến pháp và luật pháp Việt Nam hiện hành, toàn bộ đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do nhà nước quản lý, đúng không?
Đúng vậy. Điều 53 của Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam quy định: “Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lý là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý”.