Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
🎧Mời bạn nghe bản audio của bài này:Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1:
[Mục tôn giáo 360 độ] của tháng 4 sẽ là các diễn biến chính về tôn giáo, bao gồm thông tin tiếp theo về vụ ba người dân tộc Ba-na theo đạo Hà Mòn bị bắt, nhiều người phổ biến Pháp Luân Công bị bắt giữ cùng một số tin khác.
Cùng nhìn lại vụ biểu tình vì tự do tôn giáo và đất đai ở Tây Nguyên vào tháng 4/2004 trong mục [Ngày này năm xưa]. Và cuối cùng là mục [Bạn có thể chưa biết] về lịch sử của phong tục thờ cúng tổ tiên từng bị bài trừ sau năm 1975.
Độc giả có thể góp ý và tham gia viết báo cáo qua email: tongiao@luatkhoa.org.
Ba người bị dân tộc Ba-na bị bắt vào tháng 3/2020 không liên quan đến FULRO
Theo báo Sức khỏe và đời sống, ba người dân tộc Ba-na, Jư, 56 tuổi, Lúp, 50 tuổi và Kưnh, 32 tuổi, bị công an tỉnh Gia Lai bắt vào ngày 19/3/2020, không liên quan đến hoạt động của FULRO.
Kưnh khai với cơ quan điều tra là không nhận được sự chỉ đạo hay trợ giúp của lực lượng FULRO mà chỉ liên lạc với một người là Y Khoét, một người theo đạo Hà Mòn ở tỉnh Kontum.
Theo bài báo trên, từ tháng 7/2012, cả ba người ban ngày ở trong rừng sâu còn ban đêm thì lẻn vào làng để nói chuyện với các thanh niên về đạo Hà Mòn. Đến ngày 19/3/2020, công an đã tổ chức vây bắt cả ba.
Nhiều người bị bắt vì phổ biến Pháp Luân Công sau cảnh báo “các tôn giáo mới có thể lợi dụng dịch Covid-19” của Ban Tôn giáo Chính phủ
Đầu tháng 4/2020, website của Ban Tôn giáo Chính phủ thông báo đã yêu cầu tất cả các tỉnh thành cảnh giác và ngăn ngừa “các giáo phái cực đoan” lợi dụng dịch Covid-19 để “lôi kéo, kích động tập trung đông người”.
Thông báo cũng nói rằng các tỉnh thành cần ngăn chặn người dân biến nhà ở thành nơi sinh hoạt tôn giáo cũng như các hoạt động quyên góp bất hợp pháp của các giáo phái.
Theo báo Kiểm Sát, một trang báo online của Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, cuối tháng 3 và đầu tháng 4/2020, lực lượng công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt và xử phạt hành chính 4 người phụ nữ và một người đàn ông được cho là truyền bá Pháp Luân Công trái phép khi phát khẩu trang và tờ rơi về pháp môn này cho người dân.
Báo Nghệ An cũng đưa tin rằng có ba phụ nữ bị bắt giữ và phạt hành chính vì tuyên truyền trái phép Pháp Luân Công vào cuối tháng 3/2020.
Đến giữa tháng 4/2020, các tỉnh thành đã phát đi thông báo về việc giám sát, ngăn ngừa hoạt động của các giáo phái mới mà họ gọi là “đạo lạ”, “tà đạo” trên website của mình.
Cũng giống như tỉnh Khánh Hòa, chính quyền tỉnh Đắk Lắk cho rằng các “đạo lạ” ở địa bàn tỉnh mình là: “tổ chức Thanh hải Vô thượng sư, Pháp Luân Công và hoạt động của các giáo phái Tin lành cực đoan (như “Hội thánh của Đức Chúa Trời Mẹ”, “Ân điển cứu rỗi”, “Con đường ân huệ”, “Tân thiên địa”…).” Ngoài các tôn giáo mới này, chính quyền tỉnh Bình Thuận còn ghi nhận thêm một số các tôn giáo mới khác như Pháp môn Diệu Âm, Nhất Quán Đạo, Long Hoa Thượng Hội,…
Chính quyền tỉnh Hòa Bình, nằm ở phía Bắc của Việt Nam, thông báo rằng sẽ giao cho Sở Nội Vụ của tỉnh để rà soát các hoạt động tôn giáo bất hợp pháp là các “nhóm tôn giáo”, “hội”, và “tổ chức tôn giáo”.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ lãnh đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất
Ngày 18/4/2020, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất đã công bố quyết định của cố Đệ ngũ Tăng thống Thích Quảng Độ về việc trao toàn quyền lãnh đạo giáo hội cho Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ.
Theo quyết định này, khi nào có đủ điều kiện thì Hòa thượng Tuệ Sỹ sẽ thay mặt Viện Tăng Thống triệu tập một đại hội bất thường để bầu cử các tất cả các chức vụ trong Viện Hóa Đạo.
Quyết định này được Hòa thượng Thích Quảng Độ ký ngày 24/5/2019, trước lúc ông qua đời vào ngày 22/02/2020. Buổi ký quyết định được ghi hình, có mặt của Hòa thượng Tuệ Sỹ cùng với nhiều người khác.
Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ
Tên khai sinh: Phạm Văn Thương
Sinh ngày: 15/2/1943
Năm xuất gia: 1950
Tuổi: 77
Quê quán: tỉnh Quảng Bình
Theo Thư viện Hoa Sen, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ là một trong những học giả uyên bác về triết học và phật học. Ông thành thạo nhiều ngoại ngữ và đóng góp lớn trong chuyển ngữ rất nhiều sách ngoại văn.
Trước năm 1975, ông tham gia giảng dạy và điều hành Viện Đại học Vạn Hạnh. Năm 1984, ông bị bắt cùng các nhà sư khác trong lúc đang duy trì Viện Đại học Vạn Hạnh sau khi viện đại học này bị chính quyền tịch thu đổi thành Trường Đại học Sư Phạm. Ông bị giam cho đến năm 1988 thì bị tuyên án tử hình vì tội hoạt động nhằm lật đổ nhà nước và thành lập một tổ chức cách mạng. Đến năm 1998, ông được giảm án và được thả. Theo RFA, đến năm 2004, Hòa thượng Tuệ Sỹ vẫn bị quản thúc tại gia nghiêm ngặt.
7 linh mục bị xử phạt vì vi phạm lệnh giãn cách xã hội do dịch Covid-19
Theo VnExpress, ngày 16/4/2019, tỉnh Hà Tĩnh đã quyết định xử phạt hành chính 7 linh mục vì tụ tập giáo dân cầu nguyện trong thời gian chính phủ yêu cầu toàn dân giãn cách xã hội.
Chính quyền cho rằng trong các ngày 4/4 và 5/4/2020, sáu giáo xứ ở Hà Tĩnh đã tổ chức lễ cầu nguyện cho hàng trăm người dân đến nhà thờ hành lễ.
Mỗi linh mục đã bị phạt từ 5 đến 7,5 triệu đồng.
Lệnh giãn cách xã hội của chính phủ áp dụng từ ngày 28/3/2020 đến ngày 22/4/2020. Trong thời gian này, các hoạt động tụ tập để sinh hoạt tôn giáo đã bị hạn chế, chủ yếu các hoạt động diễn ra trên mạng xã hội.
Ngày này năm xưaBiểu tình lớn ở Tây Nguyên vào tháng 4/2004
Vào tháng 4/2004, báo chí Việt Nam đã đưa tin về những cuộc biểu tình xảy ra vào ngày 10 và ngày 11/4/2004 ở ba tỉnh Tây Nguyên là Đắk Lắk, Gia Lai và Đắk Nông.
Theo báo VnExpress, có khoảng 10.000 người đã tham gia cuộc biểu tình vào ngày 10/4/2004.
Bài báo trên của VnExpress cũng như các tờ báo trong nước đã tường thuật rằng những người bản địa đủ mọi lứa tuổi đã đi xe công nông, xe máy và mang theo hung khí xà gạc, kiếm mác, gậy gộc, ná, đá,… Những người biểu tình đã tạo nên cuộc bạo loạn bằng cách đập phá, cướp bóc thực phẩm trên đường biểu tình.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Văn Lạng cho rằng cuộc bạo loạn này là do thế lực của FULRO tổ chức để đòi thành lập nhà nước tự trị riêng.
Tuy nhiên, theo tổ chức nhân quyền Human Rights Watch (HRW), một trong những lý do chính của cuộc bạo loạn bắt nguồn từ chính sách tôn giáo khắc nghiệt, chính sách đất đai bất công và thất bại trong việc đảm bảo an sinh xã hội ở Tây Nguyên. Sau cuộc biểu tình vào năm 2000, công an đã liên tục tổ chức những cuộc trấn áp lớn đối với khối người bản địa muốn sinh hoạt tôn giáo độc lập
Nói về cách trấn áp, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk nói: “Trong đợt vừa rồi, chúng tôi cũng chỉ dùng cảnh sát trật tự và dân quân tự vệ để lập lại trật tự. Sau khi tập trung bà con lại giải thích để họ hiểu tôi đã điều xe khách đưa bà con về tận buôn làng để bà con trở lại cuộc sống bình thường”.
Tuy nhiên, theo HRW, công an đã sử dụng vũ trang quá mức khiến 8 người bản địa thiệt mạng trên đường phố và nhiều người khác đã chết trong lúc bị giam giữ.
Chính quyền không công bố số người bị bắt giữ sau cuộc biểu tình này. Tuy vậy, một bài báo của báo Tiền Phong đã viết rằng chỉ trong hai tháng cuối năm 2004, công an tỉnh Gia Lai đã bắt 146 người bản địa có liên quan đến FULRO.
Siu Wiu, một người dân tộc Jrai, bị bắt đi cải tạo không qua xét xử vì tham gia cuộc biểu tình vào năm 2004 đã nói với chúng tôi rằng anh đã cải tạo cùng 180 người Gia Lai. Họ phải lao động nặng nhọc từ sáng sớm đến chiều tối trong điều kiện thiếu thốn về thức ăn và chỗ ở.
Sau cuộc biểu tình năm 2004, Tây Nguyên vẫn diễn ra nhiều cuộc biểu tình của người bản địa đòi tự do tôn giáo và quyền sở hữu đất đai.
Bạn có biếtThờ cúng tổ tiên bị nhà nước bài trừ sau 1975 nhưng rồi được khôi phục thành truyền thống dân tộc
Sau khi Sài Gòn sụp đổ, các hoạt động tín ngưỡng dân gian ở miền Nam đều bị cho là những “tục lễ vô nghĩa”, “mê tín dị đoan” hay “hủ tục”. Thờ cúng tổ tiên là một trong những hoạt động mà nhà nước từng cố gắng bài trừ.
Ở miền Bắc, các hoạt động tâm linh đã bị bài trừ từ những năm 1940 khi Đảng Cộng sản bắt đầu kiểm soát một số khu vực ở miền Bắc. Năm 1994, một nghiên cứu cho thấy cứ mỗi 35 gia đình người Việt (kể cả nhà của các cán bộ) mà họ khảo sát thì chỉ có một gia đình thờ cúng tổ tiên. [12]
Các nghiên cứu đã chỉ ra một số lý do mà nhà nước hạn chế hoặc cấm đoán nhiều hoạt động tín ngưỡng sau nam 1975:
Theo Giáo sư Philip Taylor, dù bị cấm đoán những các hoạt động tín ngưỡng dân gian vẫn diễn ra rất đa dạng, đặc biệt khi chính phủ mở cửa đất nước để thực hiện kế hoạch “Đổi Mới” (cải cách về kinh tế và chính trị vào năm giữa thập niên 1980).
Cho đến cuối thập niên 1990, chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo bắt đầu được nghiên cứu để cải cách. Một số nguyên nhân chính sau đây đã khiến chính quyền bắt đầu thúc đẩy các hoạt động tôn giáo và tín ngưỡng trong sự kiểm soát nghiêm ngặt của mình:
Đến năm 2004, sau gần 30 năm bài trừ các tục lễ cúng bái, hoạt động tín ngưỡng đã được nhà nước chính thức thừa nhận nhưng trong một khái niệm mới.
Theo Pháp lệnh số 21 năm 2004 của Quốc hội về tôn giáo và tín ngưỡng: “Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thể hiện sự tôn thờ tổ tiên; tưởng niệm và tôn vinh những người có công với nước, với cộng đồng…”. Điều 5 của Pháp lệnh này khẳng định việc thờ cúng tổ tiên là truyền thống của dân tộc.
Xem thêm: Việt Nam sau 30/4/1975: “Mê tín dị đoan” trở thành “bản sắc dân tộc” như thế nào – Kỳ 2