Chính trị Singapore: “Giang hồ” có ai ngoài họ Lý?

Chính trị Singapore không chỉ có Đảng Nhân dân Hành động (PAP) hay gia đình nhà họ Lý.

Dù chuyên chế, chính trị Singapore vẫn có phe đối lập. Ảnh: todayonline.com.
Dù chuyên chế, chính trị Singapore vẫn có phe đối lập. Ảnh: todayonline.com.

Để hiểu được tình hình chính trị của đảo quốc sư tử, chúng ta không thể không nhìn nhận tầm quan trọng của thể chế chính trị và các nhân vật, đảng phái, phong trào đối lập ở đất nước này. Bài viết này hy vọng sẽ không chỉ giúp người đọc có một góc nhìn khái quát về các nhân vật và đảng phái tiêu biểu của Singapore mà cũng sẽ hiểu được vai trò và ảnh hưởng của các đảng phái và phong trào đối lập đến các chính sách của PAP, cũng như vai trò của PAP đến sự tổ chức và định hướng của các đảng phái đối lập.

Nội dung chính:

  • Đảng phái đối lập ở Singapore có nguồn gốc và chịu ảnh hưởng lớn từ phong trào lao động.
  • Đường lối của các đảng phái đối lập chịu nhiều ảnh hưởng từ các biện pháp giới hạn, đàn áp và khống chế của đảng cầm quyền, đặc biệt là Luật An ninh Nội địa (ISA) – dù việc áp dụng của đạo luật này đến phe đối lập đã bị PAP thay bằng những biện pháp mới trong thế kỷ 21.
  • Hai đường lối chính của các đảng đối lập bao gồm đường lối ôn hòa – chủ trương hợp tác với PAP và thay đổi trong lâu dài, và đường lối cấp tiến – chủ trương đối đầu và lật đổ PAP.
  • Các nhân vật thuộc các nhóm xã hội dân sự độc lập tận dụng mạng xã hội đang dần gây ảnh hưởng đến luồng dư luận cũng như các chính sách được cả PAP và các đảng đối lập theo đuổi.

Ảnh hưởng của phong trào lao động đến các đảng đối lập Singapore

Như nhiều vùng lãnh thổ trong khu vực, nền chính trị hậu Thế Chiến thứ Hai của Singapore chịu ảnh hưởng lớn bởi hai xung đột lớn của thế giới đương đại. Một là Chiến tranh Lạnh giữa phe tư bản và xã hội chủ nghĩa. Hai là phong trào phi thực dân hóa ở những thuộc địa. Đình trệ kinh tế hậu chiến cũng như tự do hóa chế độ chính trị thực dân là những yếu tố giúp các phong trào lao động ở Singapore cũng như bán đảo Malaya nở rộ, với hàng loạt cuộc đình công đòi tăng lương và cải thiện điều kiện lao động nổ ra và bị đàn áp nặng nề. Áp lực giành độc lập từ các phong trào dân tộc chủ nghĩa cũng khiến Đảng Tiến bộ Singapore cầm quyền với chủ trương tự trị lâu dài bị chỉ trích gay gắt.

Đăng ký để đọc tiếp

Đăng ký ngay để đọc toàn văn bài viết này và truy cập tất cả các bài dành cho thành viên miễn phí (gói Free).

Đăng ký
Đã có tài khoản? Đăng nhập

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.