‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Sự xuất hiện của Giáo hội Công giáo La mã (Roman Catholicism) tại Việt Nam có thể xem là bắt đầu từ thế kỷ thứ 16 khi các thành viên của Dòng tu Tây Ban Nha – Franciscans (Phan-Xi-Cô) và Dominicans (Đa Minh) từ Malacca hay Philippines – bắt đầu đến thăm viếng và truyền đạo. Tuy vậy, việc truyền giáo không được tổ chức bài bản, và cũng không thường xuyên.
Phải đến đầu thế kỷ 17, hoạt động truyền giáo tại Việt Nam mới bắt đầu có tính tổ chức và quy củ theo chuẩn mực của Tòa thánh Vatican. Với vai trò chủ đạo của Truyền giáo Dòng Tên (Jesuit missionaries), các nhân sự tôn giáo và đại diện thường trực dần ổn định. Dòng truyền giáo được thành lập sớm nhất tại Việt Nam là ở Nam Kỳ (Cochinchina) vào năm 1615, và cuối cùng là ở Bắc Kỳ (Tonkin) vào năm 1626.
Sau 20 năm hoạt động ở cả hai miền, một thành viên truyền giáo người Pháp của Dòng Tên mà rất nhiều người trong chúng ta quen thuộc – Alexandre de Rhodes – đã kiến nghị với Tòa thánh Vatican để cho phép thành lập giáo hội chính thức tại Việt Nam, với cơ cấu tổ chức và nhân sự địa phương hoàn chỉnh.
Từ thế kỷ thứ 17 đến thế kỷ thứ 19, sự tồn tại của Giáo hội và các hội truyền giáo mang ảnh hưởng của Pháp tại Việt Nam có ảnh hưởng rất quan trọng đến tình hình chính trị và chính sách đối ngoại tại Việt Nam.
Giai đoạn thân thiện nhất đối với Giáo hội Công giáo, nhưng cũng ngắn ngủi nhất, là trong thời gian Quang Trung – Nguyễn Huệ nắm quyền.
Trong đó, một số thành viên cận thần thuộc nhóm quan lại cửu phẩm (thuộc hàng phẩm cấp cao nhất, tương tự với các “Mandarins” – đại quan ở Trung Hoa) của Hoàng đế Quang Trung là người Công giáo. Với tầm nhìn chiến lược của mình về khu vực, Quang Trung đã có những quyết định tương đối hòa hảo, cùng một thái độ ủng hộ nhất định dành cho giáo dân.
Triều Tây Sơn, sau khi ông mất, cũng cố gắng sử dụng mối quan hệ của mình với Giáo hội và các nhà truyền giáo để thuyết phục nhà nước Pháp không nên tiếp tục ủng hộ cho người kế nhiệm đang trốn chạy của Đàng Trong – Nguyễn Phúc Ánh.
Tuy nhiên, lịch sử cho thấy họ đã không thành công. Sau khi nhà Tây Sơn diệt vong, vương triều cuối cùng của Việt Nam có thái độ thù địch với người Công giáo. Lịch sử Giáo hội Công giáo cũng như các sử gia Việt Nam đã ghi nhận lại chính sách đàn áp dã man giáo dân Công giáo trong giai đoạn 1820 – 1883, thường được biết đến với tên gọi Lệnh Bách Đạo. Trong đó, chúng ta có một chuỗi các Chỉ dụ, mà tàn ác nhất là Chỉ dụ Kỷ Hợi 1839 (1839 Kỷ Hợi Edict) thẳng thừng kêu gọi:
“Hãy bắt bớ đánh đập không thương tiếc. Hãy tra tấn. Hãy ra lệnh xử tử tất cả những người từ chối đạp ảnh thánh giá. Hãy biết rằng từ chối đạp ảnh là trở thành người phản nghịch. Không cần xét xử, hãy lấy gươm, búa, giáo, tất cả những gì có trong tay mà tiêu diệt những kẻ mù quáng và cố chấp, đừng để một người nào thoát chạy…”
Người Công giáo Việt Nam ngày nay hầu như đều biết 117 vị đã được Giáo hội sắc phong thành Thánh và Á thánh tử vì đạo – tức là những người thà chịu chết chứ không từ bỏ đức tin của mình trong suốt thời gian nhà Nguyễn trị vì.
Hiển nhiên, không ai có thể dùng chính sách đàn áp người Công giáo hoặc bất kỳ nguyên nhân gì để giúp biện giải cho việc thực dân Pháp xâm lược và đô hộ Việt Nam. Song, người Pháp hẳn là đã sử dụng chiêu bài bảo vệ giáo dân Công giáo và các giáo sĩ, nhà truyền giáo của họ làm một trong các lý lẽ để giải thích cho hành vi xâm lược của mình. Cách mà thực dân Pháp áp đặt Việt Nam thành ba miền sau khi chiếm đóng, Nam Kỳ (Cochinchina), Trung Kỳ (Annam) và Bắc Kỳ (Tonkin), một phần, cũng là từ kinh nghiệm chia khu vực để truyền giáo mà ra.
Từ thời điểm thực dân Pháp nắm quyền tại Việt Nam cho đến lúc Hiệp định Geneva 1954 được ký kết, đạo Công giáo phát triển một cách tương đối tự nhiên dưới sự hỗ trợ của Tòa thánh Vatican.
Đến năm 1954, sau khi Việt Nam được chia thành hai miền Nam – Bắc, phân định tại vĩ tuyến 17, thì một điều khoản trong Hiệp định đã cho phép người dân ở hai vùng được di cư từ Bắc vào Nam và ngược lại, tùy thuộc vào quan điểm chính trị và ý thức hệ của họ.
Quy định này tuy để người dân được tự do cư trú, nhưng hệ quả của nó lại khiến cho việc phát triển Giáo hội Công giáo ở phía Bắc gặp trở ngại rất lớn, khi gần nửa triệu giáo dân Công giáo di cư vào miền Nam Việt Nam – tức là tầm ⅔ tổng số giáo dân Công giáo cả nước khi đó.
Cùng lúc đó ở miền Nam, cuộc di cư này không hẳn là hoàn toàn thuận lợi. Việc phải tiếp nhận một số lớn người di dân với văn hóa, tôn giáo khác biệt trong một khoảng thời gian ngắn, cũng tạo nên mâu thuẫn chính trị tiềm tàng tại miền Nam Việt Nam để rồi bùng nổ về sau.
Tại miền Bắc, ngay sau khi giành được chính quyền thì Đảng Cộng sản Việt Nam không hề e dè hay giấu diếm việc sử dụng đường lối của Các Mác (Marxism) để xử lý các vấn đề tôn giáo.
Tôn chỉ chung của đường lối cộng sản, hay xã hội chủ nghĩa, cho rằng tôn giáo là căn nguyên của tha hóa, phi lý tính, là công cụ khai thác của chủ nghĩa tư bản, của chủ nghĩa thực dân và chủ nghĩa đế quốc. Mục tiêu lý tưởng cuối cùng của mọi đảng cộng sản là triệt tiêu hoàn toàn tôn giáo.
Tuy nhiên, Hồ Chí Minh đủ khôn khéo và nhạy cảm chính trị để biết rằng những mục tiêu viễn vông này là không thể đề ra tại Việt Nam, đặc biệt với sự phát triển của cộng đồng Công giáo tại miền Bắc Việt Nam cho đến thời điểm đó.
Do đó, một trong những quyết sách mà ông kỳ vọng sẽ thành công trong lĩnh vực quản lý tôn giáo sau 1954, là thành lập được một Giáo hội Công giáo của nhà nước, hoặc do nhà nước quản lý, hoặc ít nhất là mang tính “ái quốc” tương tự như Giáo hội Ái quốc Trung Hoa (Chinese Patriotic Catholic Association – viết tắt là CPCA)
Năm 1955, nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tài trợ và cho ra đời Đại hội Công giáo Việt Nam (Assembly of Vietnamese Catholic Representatives). Đây là một trong những nỗ lực nổi bật nhất của chính quyền Bắc Việt, kèm theo sự thành lập của Ủy ban Liên lạc Công giáo Ái quốc và Hòa bình (Liaison Committee of Catholics for Patriotism and Peace). Tuy nhiên, dù được nhà nước hỗ trợ tài chính, đa số giáo dân Công giáo đều không thừa nhận hai tổ chức này vì tính chính trị của chúng.
Không chỉ vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ này có đưa ra một số chính sách cơ bản, như để chứng minh với tín đồ của các tôn giáo nói chung và của Công giáo nói riêng, rằng họ cũng tôn trọng quyền tự do tôn giáo, tự do tín ngưỡng.
Ngày 14 tháng 6 năm 1955, Sắc lệnh 234 về tôn giáo được ông Hồ Chí Minh ký ban hành, bảo vệ quyền tự do tôn giáo và quyền tự do truyền đạo. Một phần đất đai, và các trường học giáo lý cũng được cho phép duy trì. Gây ngạc nhiên nhất là quy định tại Điều 13, ngăn cấm nhà nước can thiệp vào nội bộ tổ chức tôn giáo cùng với cam kết rằng, mối quan hệ giữa Giáo hội Công giáo Việt Nam và Tòa thánh Vatican là chuyện riêng của tôn giáo này.
Có thể nói những hành động trên, trong thực tế chỉ là các nỗ lực tuyệt vọng để giữ chân giáo dân miền Bắc không di cư theo chiến dịch “Sang phía Tự do” (Operation Passage to Freedom) do quân đội Hoa Kỳ và Pháp tiến hành theo Hiệp định Geneva. Song, cũng khá rõ ràng là những nỗ lực này đều thất bại, mà bằng chứng rõ nhất là con số nửa triệu giáo dân Công giáo di cư vào Nam như chúng ta đã nói ở trên.
Lo lắng của những người di cư rõ ràng không phải là thừa.
Mặc cho những cam kết pháp lý mà chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự đưa ra, Giáo hội Công giáo Việt Nam tại miền Bắc phải liên tục chịu quấy rối và đàn áp trong suốt 20 năm nội chiến.
Có thể kể tên một vài hành vi trong số đó, như việc trục xuất các nhóm truyền giáo ngoại quốc và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Tòa thánh Vatican, hay những hành động hạn chế và gây khó khăn cho hoạt động bổ nhiệm và luân chuyển giám mục, cách ly tu sĩ khỏi các giám mục khu vực và cách ly giám mục khỏi chức sắc tôn giáo của họ. Nặng nề hơn là bắt giam những nhà hoạt động tôn giáo và những vị lãnh đạo tôn giáo có tầm ảnh hưởng. Nghiêm trọng hơn nữa, giáo dân Công giáo cũng bị phân biệt đối xử, khi chính quyền không cho phép họ tiếp cận với nhiều dịch vụ tiện ích công cộng hay được phục vụ trong bộ máy công quyền, khiến họ trở nên tương tự như những công dân hạng hai.
Đến năm 1975, Giáo hội Công giáo tại miền Bắc Việt Nam gần như hoàn toàn suy tàn. Ngoại trừ 500.000 người di cư vào năm 1954, còn rất ít người dám tự nhận mình là người Công giáo, với các hoạt động tôn giáo bị thay thế bằng hoạt động nông nghiệp bắt buộc. Số lượng 370 giáo sĩ, tu sĩ ghi nhận vào năm 1955 đến thời điểm này cũng chỉ có 277 người còn sống, và hầu hết đều lớn tuổi, không còn minh mẫn. Các nhà thờ đều ở tình trạng cũ nát, không thể sử dụng.
Một điều đáng ghi nhận là Giáo hội Việt Nam ở miền Bắc vẫn cầm cự được chứ chưa bị xóa bỏ hoàn toàn như tại Trung Quốc. Tuy vậy, thật khó có thể tưởng tượng được là họ có thể tiếp tục tình trạng đó trong bao lâu nữa nếu như hai miền không thống nhất sau khi chiến tranh kết thúc vào tháng 4/1975.
Trong khi đó ở miền Nam, những ưu ái về mặt chính sách mà chính quyền Việt Nam Cộng hòa dành cho người dân Công giáo di cư tuy một mặt giúp cho tôn giáo này phát triển, thì mặt khác, lại góp phần khiến cho xung đột và mâu thuẫn chính trị lẫn xã hội tại miền Nam Việt Nam tăng cao. Sự tình chi tiết về mối xung đột tôn giáo này, có lẽ nên dành ra ở một bài viết khác. Tuy vậy, nhìn chung thì cách ứng xử của chính quyền miền Nam Việt Nam dành cho người dân Công giáo di cư là có phần thiên vị, và Công giáo có điều kiện phát triển ổn định – hài hòa từ năm 1954 đến 1975.
Năm 1975 là cột mốc khó khăn cho các dòng Thiên Chúa giáo tại Việt Nam, dù là Công giáo (Catholicism) hay Tin lành (Protestantism).
Có thể dự đoán được là Đảng Cộng sản Việt Nam và chính quyền mới trên toàn lãnh thổ Việt Nam sau khi thống nhất, vẫn có cái nhìn không thay đổi dành cho Thiên Chúa giáo. Họ vẫn kỳ vọng tiêu hủy được nền tảng cấu trúc hạ tầng và thượng tầng của các giáo hội này qua những việc làm sẽ được nêu ra trong phần sau của bài.
Mặt khác, giáo dân và các bậc tu sĩ cũng có thể tìm thấy một chút niềm vui Tin Mừng vì đây là cơ hội đầu tiên sau hơn 20 năm chia cắt, Giáo hội Công giáo có thể một lần nữa hoạt động một cách xuyên suốt sau khi có lại sự liên hệ và kết nối giữa hai miền Nam – Bắc. Đó còn là tia sáng le lói giúp vực dậy cộng đồng Công giáo tại miền Bắc. Điều này được ghi nhận qua việc hội nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam bắt đầu được tổ chức một cách trọn vẹn vào năm 1980 và trở thành hoạt động thường niên từ đó đến nay.
Tuy nhiên, nhìn chung thì các giáo hội thuộc Thiên Chúa giáo phải đương đầu với rất nhiều áp lực sau 1975 từ phía chính quyền bởi vì chúng có thể ảnh hưởng rất lớn đến việc sống còn của các tổ chức tôn giáo này.
Nghị định 297 của Hội đồng Bộ trưởng năm 1977, về mặt hình thức, cho thấy nhà nước tiếp tục công nhận tự do tín ngưỡng và tự do tôn giáo. Nhưng trong thực tế, Đảng Cộng sản Việt Nam cùng lúc lại đưa ra những yêu cầu kiểm soát khắt khe, trong đó có việc quốc hữu hóa, trưng dụng đất của hàng loạt các cơ sở tôn giáo, cơ sở y tế, giáo dục thuộc sở hữu của nhà thờ.
Xung đột liên quan đến tranh chấp đất đai giữa chính quyền các cấp tại thành phố Hồ Chí Minh và người dân ở Vườn rau Lộc Hưng ngay trong năm 2019 là một trong những ví dụ điển hình gần đây nhất. Hiện nay, cũng không hẳn là quá khó khăn để bạn đọc có thể tìm thấy những câu chuyện tương tự như thế ngay tại địa phương mình. Đơn cử là trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ở Bình Triệu cũng được xây dựng trên mảnh đất từng thuộc về Giáo hội Công giáo.
Ngoài ra, nhà nước còn đưa ra yêu cầu được quyền can thiệp vào việc phê chuẩn, bổ nhiệm, luân chuyển chức sắc tôn giáo bên trong nội bộ nhà thờ Công giáo kể từ năm 1975. Nổi bật nhất là vụ việc chính quyền ngăn cản Tổng Giám mục (người sau đó được Tòa thánh tấn phong Hồng y) Nguyễn Văn Thuận nhậm chức ở giáo phận Sài Gòn ngay vào năm 1975 rồi sau đó bắt giam và bỏ tù ông 13 năm, trước khi trục xuất ông vào năm 1989.
Hay tương tự, trong thập niên 1990, Giám mục Huỳnh Văn Nghị cũng bị chính quyền ngăn cản tiếp nhận chức Tổng Giám mục Sài Gòn thay cho Tổng Giám mục Nguyễn Văn Bình.
Ngoài ra, còn có đến 200 chức sắc Công giáo bị bắt và giam giữ trong các trại cải tạo mọc lên ở miền Nam Việt Nam sau 1975, và hàng trăm ngàn giáo dân quyết định vượt biên, đi tị nạn ở Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Người viết mạn phép cho rằng câu trả lời có ba yếu tố: (1) tài ngoại giao khéo léo của các vị lãnh đạo Giáo hội địa phương, (2) lòng trung thành của giáo dân dành cho Giáo hội chính thống, và (3) may mắn lịch sử.
Ngay sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ, tổng giám mục của hai khu vực quan trọng nhất miền Nam Việt Nam là Huế và Sài Gòn đã kịp thời thể hiện năng lực quản lý và giải quyết khủng hoảng của mình.
Ngay vào ngày 1/4/1975, thời điểm Huế bị quân đội cộng sản tiếp quản, Tổng giám mục Huế Nguyễn Kim Điền đã nhanh chóng gửi thư cho giáo dân và khuyên bảo họ nên cảm ơn Chúa Trời khi chiến tranh đã kết thúc. Ngoài ra, ông yêu cầu giáo dân cố gắng hợp tác với chính quyền mới để xây dựng một quốc gia hòa bình, công bằng và thịnh vượng.
Tám ngày sau đó, phát biểu trước Mặt trận Giải phóng Dân tộc Miền Nam Việt Nam, Đức Tổng giám mục nhấn mạnh rằng Giáo hội sẵn sàng hợp tác với Mặt trận để xây dựng một xã hội độc lập, tự do. Mặt khác, ông kêu gọi tự do tôn giáo và cam kết rằng giáo dân Công giáo sẽ thực thi nghĩa vụ của mình với quốc gia nhưng đồng thời sẽ giữ đạo và bổn phận của mình với Chúa.
Tổng Giám mục Sài Gòn Nguyễn Văn Bình cũng có cách tiếp cận tương tự, và có phần còn kỹ càng và cẩn thận hơn. Ngoài việc nhắc nhở giáo dân cố gắng tuân thủ các yêu cầu của chính quyền cộng sản, thì ông cũng nhấn mạnh việc họ không nên quên trách nhiệm hiệp thông với Giáo hội, với Tòa thánh, và với Giáo hoàng. Việc làm của các vị đứng đầu Giáo hội ở các giáo phận lớn tại miền Nam được xem là để bằng mọi cách tránh việc hình thành một tòa thánh “độc lập – ái quốc” tương tự như ở Trung Quốc.
Việc Giáo hội đưa ra một số nhượng bộ trước, đã khiến chính quyền mới của những người cộng sản thiếu lý do “đuổi cùng, diệt tận” Thiên Chúa giáo tại Việt Nam sau năm 1975. Trong khi đó, tầm nhìn của Tổng giám mục Nguyễn Văn Bình lại giúp cho giáo dân chuẩn bị tinh thần vào buổi giao thời.
Điều này được thể hiện rõ vào năm 1983, khi Đảng Cộng sản cố gắng thiết lập một chế định Công giáo độc lập với Tòa thánh Vatican để dễ bề kiểm soát và thành lập Ủy ban Đoàn kết Công giáo Yêu Nước (Committee for the Unification of Patriotic Catholics), tương tự như cách họ từng làm ở miền Bắc vào năm 1955. Tuy nhiên, kế hoạch này vẫn thất bại trước sự chuẩn bị từ lâu của nhà thờ và Giáo hội, và niềm tin của giáo dân vốn vẫn dành trọn cho các vị lãnh đạo Công giáo tại địa phương. Bằng chứng là cho đến hiện tại, thì Giáo hội Công giáo Việt Nam vẫn tồn tại độc lập và hiệp thông với Tòa thánh Vatican.
***
Hàng loạt các sự kiện quốc tế cuối thập niên 80 và đầu thập niên 90 khiến cho Đảng Cộng sản Việt Nam thiếu hụt hẳn cả mặt tài chính lẫn hậu thuẫn chính trị để có thể tiếp tục các hoạt động đàn áp chính trị nói chung và đàn áp tôn giáo nói riêng. Trong khi đó, số lượng giáo dân và các giáo xứ tiếp tục phát triển tại Việt Nam.
Hiện nay, chính quyền Việt Nam và Đảng Cộng sản rõ ràng đã có (hay buộc phải có) những bước tiến nhất định trong việc giữ gìn thể diện quốc gia trước cộng đồng quốc tế để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, từ đó duy trì ổn định tình hình chính trị và xã hội.
Nhờ vậy, cách thức nhà nước quản lý và kiểm soát các tổ chức tôn giáo nói chung và Giáo hội Công giáo nói riêng, phần nào trở nên mềm dẻo và ít mang tính tấn công trực diện hơn. Tuy nhiên, kinh nghiệm bị đàn áp tôn giáo của Giáo hội Công giáo Việt Nam trong nhiều thập niên khiến các vị lãnh đạo tôn giáo và giáo dân vẫn có tâm thế là chính quyền hiện tại vốn chưa bao giờ thực hài lòng với sự tồn tại của những “tổ chức chính trị – nghề nghiệp – xã hội – tâm linh” nằm ngoài tầm kiểm soát của mình.
Khi vẫn có những vụ việc mang tính bất tuân dân sự của hàng loạt các giáo xứ Công giáo địa phương đương đại – điển hình như các giáo xứ bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường Formosa Hà Tĩnh từ năm 2016 đến nay, thì có lẽ lịch sử đối đầu và vai trò chính trị của Giáo hội Công giáo Việt Nam sẽ chưa dừng lại tại đây.
Tài liệu tham khảo: