Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Quốc đảo Singapore luôn được ngưỡng mộ khắp nơi trên thế giới vì những thành công của họ, dù là thực tế hay chỉ là qua cảm nhận: sự ổn định về chính trị; pháp luật và trị an; sự thịnh vượng về kinh tế; các tài năng trẻ; tỷ lệ tội phạm thấp và những đường phố an toàn.
Thế nhưng, quốc đảo này lại tồn tại những mặt trái: sự thiếu vắng các quyền tự do dân sự như tự do hội họp hay tự do ngôn luận; phương thức điều hành vi mô mang tính rập khuôn, độc đoán đang len lỏi đến nhiều khía cạnh của cuộc sống hằng ngày.
Một giả thuyết phổ biến ở Singapore cho rằng những mặt trái đằng sau chỉ đơn giản là cái giá cần phải trả cho thành công ở phía trước. Dân chủ, các quyền tự do dân sự đi kèm cùng với một hệ thống đa đảng bị coi là hỗn loạn và không hiệu quả, và nó không lý tưởng cho nhu cầu phát triển của Singapore.
Đó là một lập luận thuận tai, không chỉ với người Singapore, mà còn với nhiều nhà quan sát từ các quốc gia khác, kể cả những nước có truyền thống dân chủ hơn. “Nếu chúng tôi có một Lý Quang Diệu. Chúng tôi sẽ giống Singapore hơn,” tôi đã nghe điều này từ bạn bè ở các quốc gia như Philippines hay Ấn Độ. Xét theo khía cạnh bề nổi, điều đó có lý: vì sao cần dân chủ khi cái mà nó mang lại chỉ là sự hỗn loạn, tham nhũng, bế tắc và sự kém hiệu quả? Tại sao không cố gắng có được những gì Singapore đang có?
Chính trị Singapore có xu hướng tập trung vào các vấn đề được gọi là “bánh mì và bơ sữa”. Việc làm. Chi phí sinh hoạt. Giá nhà đất. Những thứ có tác động trực tiếp và rõ ràng đến cuộc sống hàng ngày và sự tiện nghi của thành phố.