Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Tiến sĩ Kinh tế Nguyễn Đức Thành đã khơi lên một làn sóng tranh luận sôi nổi hiếm thấy về giáo dục, từ một bài đăng Facebook của mình vào ngày 18/6/2020.
TS Thành, một cựu học sinh chuyên Lý trường Hà Nội – Amsterdam, nêu quan điểm rằng các trường chuyên công lập nên được thay đổi theo hướng tư nhân hoá, hoặc kết thúc vai trò “chuyên” của nó để đưa về hoạt động như những trường công khác.
TS Thành đặt câu hỏi rằng, các trường chuyên công lập đang nhận được nguồn ngân sách lớn hơn gấp nhiều lần các trường công khác vì lý do gì, hay dựa trên nguyên tắc, chính sách nào. Ông đưa thêm một số lý do cổ súy cho việc thay đổi khối trường chuyên công lập bao gồm:
Cuộc thảo luận vẫn đang diễn ra với rất nhiều ý kiến, cả ủng hộ và phản đối đề xuất của TS Thành. Người viết nhận thấy rằng, các vấn đề được nêu lên từ cuộc thảo luận có ý nghĩa nhất định nhằm xác nhận lại, liệu rằng hệ thống giáo dục công của Việt Nam có đảm bảo những nguyên tắc và các quyền phổ quát về giáo dục hay không.
Do vậy, bài viết này xem xét sự tồn tại của khối trường chuyên công lập trong vai trò của nhà nước đối với việc đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục, và đặc biệt là sự liên hệ đến nguyên tắc bình đẳng trong các cơ hội tiếp cận giáo dục (Equality of Educational Opportunity).
Từ đó, người viết đánh giá những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực (nếu có) từ sự tồn tại của các trường chuyên trong mối quan hệ với những bất bình đẳng xã hội bắt nguồn từ sự khác biệt về nền tảng gia đình (social background inequalities relating to family) đối với học sinh và xã hội nói chung.
Nếu cần phải tìm một hệ thống giáo dục làm hình mẫu để học hỏi kinh nghiệm cho sự phát triển của nền giáo dục Việt Nam, có lẽ Phần Lan – quốc gia được đánh giá có hệ thống giáo dục chất lượng hàng đầu thế giới, nên là sự cân nhắc đầu tiên.
Hệ thống giáo dục của Phần Lan được xây dựng và vận hành dựa trên hai nguyên tắc nền tảng, bao gồm: (i) bình đẳng trong tiếp cận giáo dục là quyền hiến định, mọi cá nhân có cơ hội như nhau không quan trọng hoàn cảnh xuất thân như thế nào; (ii) sự tin tưởng và trách nhiệm.
Tuy vậy, thành tựu của Phần Lan không phải chỉ dựa trên những nguyên tắc tồn tại như kim chỉ nam này, mà còn có động lực vận hành khác, đó chính là thái độ của nhà nước trong việc xác định vai trò, ý nghĩa của giáo dục đối với sự phát triển con người, xã hội, đất nước. Chính phủ Phần Lan nhận thức sâu sắc rằng, quyền được tiếp cận giáo dục là một quyền con người phổ quát, như đã được UNESCO ghi nhận, do đó đã nỗ lực để phân bổ nguồn lực quốc gia hợp lý cho một nền giáo dục gần như hoàn toàn miễn phí.
Thực tế lịch sử và nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, vì ý nghĩa vô cùng quan trọng của giáo dục đối với mỗi cá nhân và xã hội nói chung, nhà nước phải là chủ thể lãnh nhận trách nhiệm đảm bảo cho mỗi cá nhân đều được tiếp cận các cơ hội giáo dục, và phải đảm bảo cho họ có có sự tiếp cận các cơ hội giáo dục một cách công bằng.
Ở Úc, chính sách về giáo dục công đặc biệt quan tâm giải quyết bất bình đẳng xã hội, đặc biệt những bất bình đẳng có nguồn gốc từ sự khác biệt về nền tảng gia đình, xã hội. Tuyên bố Melbourne (Melbourne Declaration on Educational Goals for Young Australians) và Thỏa thuận quốc gia về giáo dục (National Education Agreement) được ký kết giữa chính quyền liên bang và các tiểu bang năm 2008, đã đặt ra các mục tiêu giáo dục cơ bản. Theo đó, chính quyền liên bang và các tiểu bang nhận thức và đồng ý rằng, đảm bảo cho mỗi cá nhân một sự khởi đầu tốt nhất có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với gia đình, xã hội và đất nước nói chung. Điều này đòi hỏi sự gắn kết của cả cộng đồng, bao gồm sự chia sẻ trách nhiệm của cả chính quyền liên bang và các tiểu bang. Hệ thống pháp luật của mỗi tiểu bang sẽ phải đảm bảo, không những sự công bằng về cơ hội tiếp cận giáo dục, mà còn phải tạo ra sự bình đẳng về thành quả giáo dục ở mức cao nhất có thể. Các chính sách giáo dục sẽ phải thúc đẩy sự hòa nhập xã hội của mỗi cá nhân, đặc biệt hướng đến các tầng lớp xã hội thấp, và rút ngắn khoảng cách về kết quả giáo dục giữa các giai tầng xã hội.
Từ hai ví dụ này, có thể rút ra kết luận rằng:
Trước khi trình bày như thế nào là bình đẳng tiếp cận các cơ hội giáo dục, người viết đồng ý với quan điểm rằng, con người sinh ra không bình đẳng. Bình đẳng chỉ là một giá trị mà con người nhận thức ra, xây dựng nên và theo đuổi.
Giả định rằng:
[1] Trường Ams là một cơ hội để được thụ hưởng giáo dục chất lượng cao mà nhà nước cung cấp. Tất nhiên đây là cơ hội dành cho tất cả mọi cá nhân, nhưng không phải mọi cá nhân đều có thể trở thành học sinh của Ams. Bởi lẽ, đây là cơ hội có giới hạn do nhà nước không đủ nguồn lực để phân bổ hàng loạt. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh và quá trình chọn lọc những cá nhân đạt yêu cầu tuyển sinh.
[2] Giả sử yêu cầu tuyển sinh của Ams là: (i) đánh giá kết quả kiểm tra đầu vào về kiến thức học thuật, tư duy logic, các kỹ năng mềm và năng khiếu, và (ii) kết quả học tập của các cấp độ học trước
[3] Được trở thành học sinh trường Ams là mục tiêu của rất nhiều học sinh, số lượng đăng ký vô cùng đông đảo, bao gồm các nhóm:
Vậy, bao nhiêu phần trăm của nhóm A sẽ vượt qua thử thách tuyển sinh của Ams, và bao nhiêu phần trăm trong nhóm B?
Nếu tính “điểm giỏi” trung bình của nhóm A là 9,5, còn nhóm B là 7,5, thì lý do nào dẫn đến sự khác nhau này? là do nhóm A sinh ra đã có những khả năng giỏi bẩm sinh hơn nhóm B, hay do nhóm B sinh ra trong các gia đình nghèo? Sự hỗ trợ của phụ huynh đối với con em họ có phải là một loại bất bình đẳng đối với học sinh khác hay không, và có phải là một loại bất bình đẳng mà nhà nước nên tìm cách giải quyết hay không?
Tiếp tục giả định rằng, phần lớn học sinh khối trường chuyên đều giỏi (không quan trọng do bản năng, nỗ lực tự thân hay nhờ sự hỗ trợ toàn diện từ phía phụ huynh) và đều thành đạt trong xã hội sau này, thì liệu rằng một chính sách tuyển sinh như của Ams, dưới một chính sách thiếu cơ chế loại bỏ bất bình đẳng, bất lợi đối với những học sinh yếu thế như vậy, có tạo nên, hoặc thúc đẩy các giá trị xã hội nền tảng cần có như tính trung thực, lòng bác ái và cảm nhận công lý hay không?
Rõ ràng, bình đẳng sẽ không đương nhiên đảm bảo công bằng, nhưng một chính sách giáo dục hướng đến các giá trị công bình, văn minh thì bất bình đẳng chỉ nên xảy ra như những trường hợp hy hữu, ngoại lệ. Còn nếu, một chính sách tự nó đã chứa đựng sự bất bình đẳng thì chứng tỏ nhà nước thất bại trong nhiệm vụ cung cấp dịch vụ giáo dục công.
Bình đẳng về tiếp cận cơ hội giáo dục là gì?
Các học giả trong giới nghiên cứu đưa ra rất nhiều định nghĩa, khía cạnh và góc nhìn về bình đẳng cơ hội tiếp cận giáo dục (người đọc có thể tham khảo thêm các tài liệu nêu ở cuối bài).
Trong giới hạn phạm vi bài viết này, người viết chỉ xin đưa ra góc nhìn (mà người viết cho rằng) khả dĩ nhất để trả lời những câu hỏi nêu trên, đó là góc nhìn từ sự công bằng (Fair Equality of Opportunity), mặc dù việc áp dụng góc nhìn này có phải là sự hợp lý nhất hay không cũng vẫn còn là một sự tranh cãi lớn trong giới học giả nghiên cứu. Tuy vậy, những tranh cãi kiểu vậy là điều thường thấy, và là bản chất của nghiên cứu triết học hay các vấn đề xã hội, và nó không ảnh hưởng đến việc lựa chọn ra những khía cạnh phù hợp nhất để áp dụng cho vấn đề đang được nêu ra.
Khái niệm công bằng về bình đẳng cơ hội tiếp cận được triết gia người Mỹ John Rawls (1921 – 2002) nêu ra trong tác phẩm A Theory of Justice (Một lý thuyết về công lý) xuất bản năm 1971, được cho là một góc nhìn khá cơ bản và toàn diện khi đánh giá về tính công bằng trong sự bình đẳng về các cơ hội tiếp cận giáo dục.
Trong tác phẩm này, Rawls cho rằng “để đảm tất cả mọi cá nhân đều được đối xử một cách bình đẳng và được bình đẳng về cơ hội, thì, những đối tượng có ít nguồn lực hơn (fewer native assets) và những đối tượng được sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn hơn (born into the less favorable social positions) phải được quan tâm nhiều hơn”.
Cụ thể hơn, theo quan điểm của Rawls áp dụng vào lĩnh vực giáo dục thì, trong vai trò cung cấp dịch vụ giáo dục công dựa trên nguyên tắc công bằng, nhà nước phải có chính sách giải quyết những bất công có tính chất kinh tế – xã hội (inequalities in social luck), như sự phân hóa giàu-nghèo, để những cá nhân có nền tảng gia đình giàu – nghèo khác nhau nhưng có tiềm năng giống nhau thì được hưởng cơ hội phát triển như nhau.
Tại sao người viết cho rằng, lý thuyết về sự công bằng của Rawls là khả dĩ nhất? Tại sao nhà nước phải giải quyết bất bình đẳng về nền tảng kinh tế xã hội (cũng là một loại bất bình đẳng tự nhiên), còn những bất bình đẳng tự nhiên khác (inequalities in natural luck) giữa cá nhân sinh ra đã giỏi và người kém hơn thì sao?
Suy cho cùng, giáo dục là để định hướng dẫn dắt mỗi cá nhân đi đến hoàn thiện con người cả về nhân cách và trí tuệ để họ có thể sống hạnh phúc, thành công, và có đóng góp giá trị đích thực cho xã hội. Điều này chỉ đạt được khi mọi cá nhân bước vào vạch xuất phát giống nhau, với những thử thách như nhau, thì các giá trị giáo dục mới được khai phá và mang lại hiệu quả.
Một gia đình giàu có và hạnh phúc, đó là thành công của bố mẹ, tức là vai trò của giáo dục đối với thế hệ bố mẹ (thế hệ F1) đã thành công và mang lại lợi ích cho họ, và xã hội. Nếu “giá trị thặng dư” (sự giàu có) của thế hệ F1 được đầu tư toàn bộ cho con cái (thế hệ F2) để những trẻ em này cũng thành công như/hoặc hơn bố mẹ chúng (thế hệ F1), và sau đó chúng lại tiếp tục đầu tư cho con cái đời sau (thế hệ F3) thì cái “giá trị thặng dư” của giáo dục chỉ phát triển một chiều, và thậm chí, những đầu tư như vậy còn kiềm chế các giá trị tự nhiên của giáo dục (đáng lẽ sẽ) xuất hiện trong mỗi đứa trẻ.
Nhưng nếu thay vì chỉ đầu tư cho F2, thế hệ F1 dành ra một phần “giá trị thặng dư” của mình để trợ giúp cho những người kém may mắn trong xã hội, chẳng hạn như bạn bè của F2, thì câu chuyện lại rất khác. Hình thức trợ giúp có thể là đóng nhiều thuế hơn, đóng góp làm từ thiện, tham gia công tác xã hội, v.v. Từ đó, họ giúp con cái F2 của những người khác có được cơ hội phát triển bản thân bình đẳng với con mình. Khi mọi đứa trẻ đã được bình đẳng về cơ hội rồi, thì sự thành công trong đời của chúng phụ thuộc vào nỗ lực của mỗi đứa trẻ. Đây là lúc chúng ta có thể nói: “Sướng hay khổ là do mình”.
Đó chẳng phải chính là giá trị đích thực của giáo dục hay sao? Việc đầu tư vừa đủ tạo điều kiện cho con được phát triển tự nhiên sẽ đặt mọi đứa trẻ vào cùng vạch xuất phát, đó chẳng phải là nguyên tắc của mọi cuộc thi hay sao? Và đó chẳng phải là cách tốt nhất để con người phát hiện ra tố chất thật sự của bản thân hay sao?
Quan trọng hơn, đây là điều mà con người có thể làm được nhờ nhận thức. Đối với những bất bình đẳng có tính chất tự nhiên (như trẻ em sinh ra đã có tài năng, hoặc tài năng trung bình, so với trẻ em yếu kém về trí tuệ) thì dù nhà nước có ưu tiên nguồn lực cho những người yếu hơn, thì cũng không thể chắc những đứa trẻ đó sẽ phát triển được như mong đợi. Đây là điều nằm ngoài khả năng nhận thức và tính hiệu quả.
Từ những điều đã trình bày, ta có thể kết luận rằng:
Dù rằng đã nêu ra một lý thuyết về sự bình đẳng khả dĩ nhất để có thể gợi mở các giả định và câu hỏi được nêu ra, nhưng người viết cũng không thể đưa ra câu trả lời thỏa đáng cho mệnh đề trên.
Điều này là bởi lẽ, đây không phải là vấn đề có thể nhận định dựa trên lý thuyết, mà nó đòi hỏi những nghiên cứu và khảo sát cụ thể để đi đến kết luận. Và nếu, dựa trên những quy định về chính sách và pháp luật của nhà nước đối với trường chuyên thì cũng khó để khẳng định, dù rằng, chính sách hiện tại không nhận biết và giải quyết sự bất bình đẳng về nền tảng gia đình, kinh tế, xã hội. Các quy định tại Luật Giáo dục năm 2019 mặc dù có các quy định về ưu tiên phân bổ ngân sách cho các khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo… nhưng không quy định rõ ràng về nguyên tắc bình đẳng trong tiếp cận cơ hội giáo dục.
Mệnh đề này được nêu ra, có lẽ, xuất phát từ tính “chìm” của tảng băng nổi – điều mà chúng ta khó nhìn thấy, nhưng lại có thể cảm nhận được dựa trên những sự thật rằng:
Vẫn biết rằng, sự khác biệt về nền tảng gia đình đã sớm được nhận biết là một nguyên nhân tạo nên bất bình đẳng xã hội. Việc giải quyết trên thực tế vẫn là thách thức lớn, bởi lẽ, ai có thể cấm, hay khuyên phụ huynh hãy ít đầu tư cho con cái đi?
Nếu có thể đưa ra một lời bình luận mang tính cá nhân, có lẽ tôi chỉ mong rằng, nếu ở đâu đó trong xã hội thực sự có chuyện mua điểm chạy trường, thì hy vọng các bậc phụ huynh hãy dừng lại điều đó. Hãy quan tâm, nhưng đừng sống hộ, hoặc sống ảo trên thành tích của trẻ em. Bởi lẽ, điều đó thật sự phản giáo dục, và nó thực sự huỷ hoại tất cả những gì tốt đẹp nhất mà hệ thống giáo dục, đặc biệt là khối trường chuyên (được cho là) đang tạo ra. Một đứa trẻ khi thấy bố mẹ chúng mua được sự dối trá, nó hoàn toàn có thể nghĩ bố mẹ chúng sẽ mua được cả xã hội.
Cập nhật (13:30, 4/7/02020): Hai đoạn về giáo dục Phần Lan và Úc đã được cập nhật để làm rõ hơn chính sách và pháp luật giáo dục của hai nước này.
Tài liệu tham khảo:
Bài phản ánh quan điểm riêng của tác giả. Mọi bài bình luận xin gửi cho Luật Khoa tại đây.