Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Ngày 30/7, chỉ còn cách hơn ba tháng là đến hạn tổ chức cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ đang rất được mong đợi, người đương chức Donald Trump ngỏ ý muốn hoãn bầu cử. Ông viện dẫn lý do rằng tình hình dịch bệnh hiện nay sẽ dẫn đến việc các tiểu bang phải bầu cử bằng biện pháp bỏ phiếu qua hộp thư. Chúng sẽ dẫn đến gian lận bầu cử – Trump khẳng định chắc nịch.
Liệu Trump có thể dùng quyền lực hành pháp của mình để hoãn bầu cử hay không?
Hiến pháp Hoa Kỳ xác định rất rõ ràng ai là người có thẩm quyền quy định hay điều chỉnh thời điểm diễn ra hai cuộc bầu cử quan trọng cấu thành nên cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ. Đó chính là Quốc hội.
Theo quy định của Điều 2, Khoản I, Mục 4 của Hiến pháp Hoa Kỳ:
“Nghị viện có thẩm quyền xác định thời điểm để bầu chọn các đại cử tri, và ngày mà họ bỏ phiếu bầu chọn nên Tổng thống Hoa Kỳ…”
Như vậy, không cần tranh cãi thêm nhiều, có thể khẳng định rằng không bất kỳ tổng thống nào có thẩm quyền xác định lại thời gian bầu cử. Đơn giản vì họ có thể cố tình kéo dài nhiệm kỳ mình thêm vài tháng, ban hành thêm nhiều chính sách hoặc giả bổ nhiệm thêm thẩm phán của Tối cao Pháp viện nếu có vị trí khuyết bất ngờ. Trong một số trường hợp, việc điều chỉnh ngày giờ bầu cử còn có thể làm thay đổi rất nhiều yếu tố để làm lợi cho một ứng cử viên nhất định.
Do đó, để đảm bảo tính khách quan và nguyên tắc tam quyền phân lập trong bộ máy nhà nước Hoa Kỳ, chỉ có Nghị viện mới có thể quyết định thời gian diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống.
Họ cũng đã thực hiện quyền này trong U.S. Code 3 ban hành vào năm 1948, ghi nhận rằng các đại cử tri sẽ được bầu chọn tại mỗi bang vào ngày thứ ba liền kề ngày thứ hai đầu tiên của tháng 11 cứ sau bốn năm tiếp theo của mỗi cuộc bầu cử tổng thống và phó tổng thống.
Sau khi cuộc tổng tuyển cử diễn ra, vào ngày thứ hai tiếp liền ngày thứ tư đầu tiên của tháng 12, các đại cử tri sẽ tụ hội tại thủ phủ của tiểu bang mình để chính thức bầu ra tổng thống và phó tổng thống.
Vì những lý do trên, nếu có muốn thay đổi ngày giờ diễn ra cuộc bầu cử, Trump sẽ phải vượt qua đầu tiên là Hạ viện Hoa Kỳ đang do Đảng Dân chủ nắm giữ, và sau đó là Thượng viện do Đảng Cộng hòa nắm giữ. Trừ khi tình hình trở nên quá tồi tệ, khả năng hoãn bầu cử gần như không thể xảy ra.
Ở trên là chúng ta nói về pháp luật, còn trong thực tiễn thì chính quyền Trump cũng không có bất kỳ công cụ nào cụ thể để ngăn chặn hay hoãn các cuộc bầu cử địa phương diễn ra tại tiểu bang.
Có thể hiểu bầu cử tổng thống Hoa Kỳ chia ra làm hai giai đoạn chính.
Một là giai đoạn bầu chọn ra đại cử tri của từng bang, những người đại diện cho một ứng cử viên tổng thống nhất định. Sau cuộc bầu cử này thì về cơ bản người ta đã biết chức danh tổng thống Hoa Kỳ thuộc về ai.
Hai là giai đoạn các đại cử tri bỏ phiếu bầu cuối cùng của mình, chính thức xác định tổng thống kế nhiệm của nhà nước liên bang Hoa Kỳ.
Xem xét cả hai giai đoạn, khác với Việt Nam nơi mà quy trình bầu cử do chính quyền trung ương xác định, giám sát và kiểm soát; các tiểu bang Hoa Kỳ gần như nắm toàn bộ quyền hành trong quá trình bầu cử. Điều này được phân tích rất rõ trong bài viết 5 câu hỏi giúp bạn hiểu cách hệ thống bầu cử Mỹ vận hành được Luật Khoa đăng tải cách đây không lâu.
Theo đó, nhân sự, quy trình, phương cách bầu cử nói chung cho đến cách bỏ phiếu, cách đếm phiếu… đều thuộc quyền lựa chọn của tiểu bang. Kể cả việc bỏ phiếu đại cử tri cũng là tại tiểu bang.
Vậy nên chính quyền ông Trump cũng không có quá nhiều công cụ hành chính để cưỡng bức thực hiện việc tạm hoãn cuộc bầu cử.
Nói đi phải nói lại, các cuộc bầu cử lớn nhỏ của Hoa Kỳ đã từng rất nhiều lần phải hoãn vì rất nhiều nguyên do.
Gần đây nhất, trong một nỗ lực của tiểu bang Ohio nhằm hạn chế các nguồn lây nhiễm coronavirus, Giám đốc Y tế tiểu bang Amy Acton đã quyết định tạm hoãn các cuộc bầu cử sơ bộ (của từng đảng) tại tiểu bang này vốn được sắp xếp diễn ra vào ngày 17/3. Bà thực hiện thành công điều này với sự hậu thuẫn của Thống đốc Mike DeWine (thuộc Đảng Cộng hòa) và Tối cao Pháp viện tiểu bang Ohio.
Trước đó, sau vụ khủng bố chấn động 11/9, các cuộc bầu cử sơ bộ tại New York cũng đã phải bị hoãn.
Tuy nhiên, cuộc tổng tuyển cử để bầu chọn ra tổng thống Hoa Kỳ vẫn là cố định, chưa từng bị trì hoãn xuyên suốt lịch sử, và chỉ có thể thay đổi bằng các biện pháp chúng ta đã nói ở trên.
Cũng đặc biệt cần nhấn mạnh là vào năm 1864, khi toàn nước Mỹ đang chìm trong nội chiến, cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ vẫn diễn ra một cách bình thường. Vậy nên với trường hợp của đại dịch viêm phổi Vũ Hán, trong hoàn cảnh các biện pháp bầu cử thay thế (chẳng hạn bầu qua thư) đã được áp dụng khá phổ biến từ trước đó, việc lý luận cho rằng vì dịch viêm phổi và các cáo buộc gian lận bầu cử (vốn không có căn cứ) nên phải hoãn bầu cử là không thuyết phục.
Trump vẫn có thể khuyến khích các tiểu bang đang do Đảng Cộng hòa kiểm soát tự hoãn các cuộc bầu cử phổ thông. Dù cho đây là một hành vi vi hiến đi chăng nữa, đến cuối cùng chính quyền tiểu bang vẫn là cơ quan trực tiếp tổ chức cuộc bầu cử. Tính đến năm 2019, Đảng Cộng hòa hiện đang nắm quyền kiểm soát toàn bộ quá trình lập pháp tại 30 tiểu bang. Một con số ấn tượng và rất đáng để Trump cân nhắc.
Tuy nhiên, tự tiện hoãn bầu cử sẽ để lại một cái giá rất lớn không chỉ lên uy tín của Đảng Cộng hòa mà còn là uy tín của từng chính trị gia đang nắm vai trò thống đốc bang. Vậy nên phương án này sẽ rất khó thực hiện.
Không. Đó là những gì mà Tu chính án thứ Hai Mươi của Hiến pháp khẳng định: Nhiệm kỳ tổng thống và phó tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ kết thúc vào đúng Ngọ ngày 20 tháng Một sau bốn năm nhiệm kỳ của người đó.
Không có bất kỳ điều khoản nào của Hiến pháp hay pháp luật Hoa Kỳ cho phép một tổng thống được phép nắm giữ nhiệm sở sau hạn này, cho dù trong tình trạng khẩn cấp quốc gia hay chờ một Tu chính án sửa đổi Hiến pháp được thông qua.
Thêm vào đó, hoãn bầu cử lần này cũng khiến cho Hạ viện mới (vốn được bầu hai năm một lần) không thể được lập ra. Cơ quan quyền lực nhà nước duy nhất còn tồn tại là Thượng viện Hoa Kỳ, cơ quan sẽ có thẩm quyền bầu nên tổng thống kế nhiệm. Theo truyền thống, đảng chiếm đa số sẽ đưa Chủ tịch Thượng viện tạm quyền (President pro tempore) lên ghế tổng thống.
Vấn đề là nếu không tổ chức bầu cử, vào ngày 3/1 tới đây, Đảng Cộng hòa sẽ mất đến 23 ghế tại Thượng viện trong khi Đảng Dân chủ chỉ mất 12 ghế (vì đến hạn bầu lại sau 6 năm). Điều này khiến Đảng Dân chủ lại là đảng chiếm đa số trong Thượng viện. Đây là một viễn cảnh mà ông Trump rõ ràng không mong muốn.
Đọc thêm: