Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Các thảo luận về tự do ngôn luận và giới hạn đối với tự do ngôn luận đến nay vẫn chưa có hồi kết. Trong bài viết trước về hai chiều của Tự do ngôn luận và Tự do xúc phạm, dường như người viết và nhiều độc giả vẫn không tìm thấy được một điểm chung về một trần triết học hợp lý của phát ngôn xúc phạm. Và chúng ta cũng không thống nhất được sự ưu tiên tuyệt đối cần có dành cho tự do ngôn luận
Vậy với loạt bốn bài viết này, có lẽ người viết cần thay đổi cách tiếp cận.
Ai cũng có thể đồng ý rằng không có quyền tự do ngôn luận tuyệt đối. Đó là thứ mà ngay cả John Stuart Mill, triết gia lừng danh hàng đầu về chủ nghĩa tự do và luôn bảo vệ nhiệt thành quyền tự do ngôn luận, cũng phải thừa nhận. Vậy vấn đề cuối cùng chỉ là: Trong những trường hợp cụ thể nào thì pháp luật nên can thiệp để kiểm soát quyền tự do ngôn luận? Và nếu kiểm soát thì kiểm soát như thế nào?
Loạt bốn bài này là một cẩm nang bỏ túi cho từng trường hợp để bạn đọc xem xét và cân nhắc.
Kỳ 1: Trường hợp xúc phạm, phỉ báng, và bôi nhọ
***
Không chính quyền nào có thể khoan dung với những phát ngôn, hay tuyên truyền đòi phá bỏ, lật đổ chính quyền. Đây là một thực tế mà chúng ta phải thừa nhận. Nhưng thứ chúng ta có thể sẽ không đồng ý với nhau, là những phát ngôn như thế nào được xem là dấy loạn lật đổ chính quyền.
Tại Hoa Kỳ, dấy loạn lật đổ chính quyền cũng là một hành vi bị pháp luật hình sự cấm đoán và trừng phạt, được quy định tại Tiết 18, U.S. Code, Điều 2384.
Theo đó, hai cá nhân hoặc nhiều hơn mà:
…thì có thể bị truy tố dưới tội danh này.
Như vậy, trên phương diện ngôn luận nói riêng (tức trường hợp số 1), cơ quan công tố Hoa Kỳ sẽ chỉ truy tố được một nhóm người nếu họ chứng minh được nhóm người này tuyên truyền hoặc trao đổi thông tin liên quan đến âm mưu sử dụng vũ trang để chống lại chính quyền liên bang. Đây là cấu thành không thể thiếu của tội danh.
Việc kêu gọi “cải cách bộ máy nhà nước” như kêu gọi cải tổ chính trị, sửa đổi hiến pháp, xét lại lịch sử, bãi bỏ một chế định chính trị, chỉ trích chính quyền liên bang… cho dù khó nghe đến đâu, cũng sẽ không thể bị xem là vi phạm pháp luật hình sự, bởi không kêu gọi hay xây dựng âm mưu lật đổ chính quyền bằng vũ lực. Do đó, chúng vẫn được bảo vệ dưới vỏ bọc tự do ngôn luận như bình thường.
Chỉ khi nào thông tin trao đổi hoạch định rõ nhu cầu và đường hướng lật đổ chính quyền bằng vũ lực (như cách phân phối súng, kế hoạch tấn công lực lượng liên bang, dùng vũ lực như thế nào để chống trả lực lượng chấp pháp…), những biểu đạt liên quan mới có thể bị xem là dấy loạn lật đổ chính quyền. Cho đến nay, vụ án của Pedro Albizu Campos là án lệ duy nhất mà cơ quan công tố Hoa Kỳ truy tố thành công tội danh nói trên.
Như vậy, trừ phi có yếu tố bạo lực quân sự, pháp luật Hoa Kỳ vẫn bảo vệ các thảo luận và phát biểu chỉ trích hay đòi hỏi thay đổi chính quyền, thể chế chính trị. Song cũng có nhiều quốc gia khác không cùng niềm tin này với họ.
Tại Ấn Độ, Điều 124A của Bộ luật Hình sự ghi nhận rằng “bất kỳ ai, bằng lời nói hay chữ viết, bằng dấu hiệu hay bất kỳ ký hiệu hữu hình nào, với mục tiêu kích động sự thù hận, khinh miệt hay bất mãn dành cho chính phủ hợp pháp của India sẽ phải chịu hình phạt [bao gồm]…”.
Như vậy, cấu thành của phát ngôn kích động lật đổ chính quyền tại Ấn Độ loại bỏ đi yếu tố “hai người trở lên” cũng như “bạo lực quân sự” mà Hoa Kỳ xây dựng.
Điều này đồng nghĩa với việc những phát biểu, ý kiến dù là của cá nhân, và chỉ nhằm chỉ trích cách hành xử, chính sách của nhà nước Ấn Độ nói chung (hay các chính trị gia nói riêng) hoàn toàn có thể bị xét vào nhóm “kích động lật đổ chính quyền”. Mặc dù việc áp dụng quy định này ở Ấn Độ không thường xuyên, kỹ thuật lập pháp như vậy là có vấn đề.
Tương tự, thống kê của hai tác giả Amal Clooney và Philippa Webb trong nghiên cứu The right to insult in International Law (2017), nhiều quốc gia như Malaysia, Botswana, Thổ Nhĩ Kỳ và đương nhiên là Trung Quốc, đều biến những hình thức biểu đạt đơn thuần thành hành vi dấy loạn lật đổ chính quyền.
Trong trường hợp của Việt Nam, Bộ luật Hình sự có hai điều đáng chú ý là Điều 109 (hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân) và Điều 117 (làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm nhằm chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam).
Vấn đề là cả Điều 109 và 117 đều không nhắc tới yếu tố vũ lực hay sử dụng vũ trang. Chỉ cần bạn tham gia hay thành lập một tổ chức nhất định, hoặc viết, sản xuất, lưu giữ hay phát tán các tài liệu “chống” chính quyền nhân dân, bạn đều có khả năng bị xử lý hình sự. Tuy vậy, nội dung phát ngôn như thế nào là “chống chính quyền” thì lại không được làm rõ.
Ví dụ như trong trường hợp của Điều 117, dù luật ghi nhận hành vi phải “xuyên tạc” hoặc “bịa đặt” nhằm phỉ báng chính quyền và gây hoang mang trong nhân dân (tức phải nói sai sự thật), rất nhiều cá nhân tham gia vào các hội nhóm pháp luật, chống tham nhũng, viết báo độc lập, hay thậm chí chỉ là đăng tải một bài viết trên mạng xã hội… đều đã từng bị khép vào tội danh này.
Không có một chỉ dấu đặc trưng, như chỉ dấu sử dụng vũ trang trong pháp luật Hoa Kỳ, việc đánh giá một hành vi ngôn luận có khả năng kích động lật đổ chính quyền trở nên rất định tính và quá rộng về mặt nội hàm.
Như đã trình bày ở trên, kích động lật đổ một chính quyền bằng biện pháp vũ trang là nguy hiểm cho trật tự và sự an toàn của toàn thể xã hội. Việc xử lý các hành vi ngôn luận này thông qua hình phạt hình sự, theo người viết, là vô cùng dễ hiểu và hợp lý.
Tuy nhiên, vấn đề không phải là xử lý như thế nào, mà là chúng ta phân định lằn ranh giữa phát ngôn tự do chỉ trích chính quyền, tự do ngôn luận và những phát ngôn kêu gọi lật đổ ra sao?
Kỳ 3: Trường hợp phát ngôn thù hận