‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Nếu chẳng may rơi vào ma trận quy hoạch đất đai của chính quyền, người dân luôn bị đặt ở thế cùng đường.
Có những người sống cả đời mình mà không gặp bất kỳ trục trặc gì về đất đai với chính quyền sở tại. Có những người khác còn làm giàu được nhờ vào cấu trúc quản lý đất đai hiện hành. Nhưng điều này không che đi được những bất bình đẳng về mặt thể chế trong các chính sách đất đai.
Hiện nay, Việt Nam chưa có thống kê chính thức về số lượng người bị ảnh hưởng do những cuộc di dời, cưỡng chế dự án và các vấn đề liên quan đến đất đai khác, nhưng tỉ lệ này ở Việt Nam có thể khá tương đồng với Campuchia hay Trung Quốc.
Ở Campuchia, có khoảng 850.000 người Cambodia (tương đương 6,5% dân số) chịu ảnh hưởng do các xung đột đất đai trong năm 2005, theo nghiên cứu của Tiến sĩ Babette Wehrmann, một chuyên gia về chính sách đất đai của Đức. Còn ở Trung Quốc, theo nghiên cứu của Giáo sư Eva Pils thuộc King’s College London, có khoảng 44 triệu người (tương đương 4-5% dân số) chịu tác động trực tiếp từ các hoạt động cưỡng chế đất đai cùng giai đoạn này.
Nếu xem tỉ lệ ở Việt Nam cùng ở mức 5% thì số người chịu ảnh hưởng của cưỡng chế, thu hồi đất ở nước ta sẽ lên đến khoảng 5 triệu người một năm. Có một sự bất tín nhiệm không thể chối cãi của một lượng lớn quốc dân trong cách chính quyền hành xử và giải quyết các tranh chấp công liên quan đến đất đai.
Dưới đây là ba lý do thể chế khiến niềm tin của khối dân cư buộc phải tiếp xúc với chủ trương đất đai của chính quyền Việt Nam luôn ở tình trạng rất thấp.
Nghiên cứu tình huống về tranh chấp đất đai trong lĩnh vực công ở Việt Nam (do Asian Foundation và Bộ Ngoại vụ và Công thương Australia hợp tác sản xuất) phát hiện một khoảng cách giữa người dân và chính quyền trong truyền thông về đất đai. Nghiên cứu thực hiện năm 2014 này cho thấy rõ độ vênh giữa những lời hứa của chính quyền, kỳ vọng của người dân khi được vận động di dời; và thực tế quyền lợi chính đáng của họ được bảo vệ ra sao sau khi di dời.