Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Năm 2019, nước Mỹ chi viện trợ nước ngoài chưa đến 1% ngân sách liên bang.
Chính quyền Trump cho rằng Mỹ đang vung tay quá trán trong việc cấp tiền bạc cho nước khác. Trong dự toán ngân sách năm 2021, ho đề nghị cắt 21% viện trợ nước ngoài trong khi đòi tăng ngân sách cho các hoạt động đối phó với đe dọa từ Nga và Trung Quốc. Vào tháng 8/2019, một đề xuất cắt giảm viện trợ tương tự của họ đã bị Quốc hội phản đối đồng loạt.
Sau 75 năm viện trợ nước ngoài, người Mỹ truyền tai nhau các tin đồn nhiều hơn là sự thật về việc chính phủ gửi bao nhiêu tiền thuế của người dân Mỹ cho các nước khác. Việc liên tục đòi cắt giảm của chính quyền Trump có thể làm dấy lên lo ngại rằng viện trợ nước ngoài của Mỹ đang thực sự có vấn đề.
Chuyên gia phát triển kinh tế toàn cầu George Ingram thuộc viện Brookings (Mỹ) “giải thiêng” một số huyền thoại về viện trợ nước ngoài của quốc gia giàu nhất thế giới.
Viện trợ nước ngoài là tiền, hỗ trợ kỹ thuật hay vật phẩm mà Mỹ cung cấp cho nước khác để ủng hộ một lợi ích chung của Hoa Kỳ và nước đó.
Thông thường viện trợ sẽ được gửi tới một tổ chức chính phủ hoặc các cộng đồng của nước mục tiêu. Viện trợ của Hoa Kỳ thường có ba loại: hỗ trợ nhân đạo để cứu người trong thảm họa; viện trợ phát triển kinh tế, xã hội và chính trị ở cấp nhà nước hoặc cộng đồng; và hỗ trợ an ninh nhằm củng cố quân đội, lực lượng trị an ở các nước đồng minh của Mỹ.
Tỷ lệ viện trợ tương ứng với mỗi hạng mục thay đổi qua các năm, nhưng nhìn chung viện trợ nhân đạo chiếm gần 1/3 tổng ngân sách viện trợ nước ngoài, viện trợ phát triển chiếm nhiều hơn 1/3 một chút và hỗ trợ an ninh chiếm khoảng 1/3. Trong số này, rất ít viện trợ được thực hiện bằng tiền mặt. Trợ giúp nhân đạo và viện trợ phát triển không được gửi trực tiếp cho chính phủ nước ngoài, mà được các tổ chức quốc tế, địa phương sở tại của Mỹ đến hỗ trợ kỹ thuật hoặc vật phẩm.
Chưa đến 1% ngân sách. Nhưng các cuộc thăm dò dư luận liên tục cho thấy là người Mỹ tin rằng viện trợ nước ngoài chiếm đến 25% ngân sách liên bang. Khi được hỏi tiếp rằng “chính phủ nên chi bao nhiêu là hợp lý”, thì câu trả lời luôn là khoảng 10%. Trên thực tế, con số 39,2 tỷ USD viện trợ cho năm tài chính 2019 còn ít hơn 1% ngân sách quốc gia.
CÓ. Các nước này viện trợ tương ứng với quy mô kinh tế. Hoa Kỳ hỗ trợ nước ngoài nhiều hơn bất kỳ nước nào trên thế giới, điều này là hợp lý bởi vì Mỹ là nước giàu có nhất.
Có một cam kết bất thành văn rằng các nước giàu có nên viện trợ một khoản trị giá 0,7% GNP hằng năm để hỗ trợ các nước nghèo. GNP (Gross National Products), tức tổng sản phẩm quốc gia, bao gồm GDP cộng thêm các giá trị do các công dân ở nước ngoài tạo ra.
Năm nước Na Uy, Thụy Điển, Luxembourg, Đan Mạch và Anh có ngân sách viện trợ nước ngoài vượt mức trên. Mức trung bình cho tất cả các nước giàu là khoảng 0,3% GNP. Mỹ xếp gần cuối bảng với tỷ lệ ít hơn 0,2%.
KHÔNG. Cả hai đảng chính ở Mỹ (Dân chủ và Cộng hòa) đều ủng hộ chính sách viện trợ nước ngoài, một điều thật đáng ngạc nhiên xét trong bối cảnh chính trị chia rẽ ngày nay. Trong quá khứ, Đảng Dân chủ ủng hộ viện trợ nước ngoài toàn diện hơn Đảng Cộng hòa. Vào những năm 1990, khi Quốc hội bỏ phiếu về ngân sách viện trợ nước ngoài, nhiều nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận hơn. Tuy vậy, tất cả các tổng thống Mỹ từ trước đến nay, bao gồm cả người đang tại vị (Donald Trump), đều ủng hộ viện trợ nước ngoài.
Trên thực tế, những lần viện trợ nước ngoài của Mỹ tăng mạnh nhất là dưới thời các tổng thống Cộng hòa. Đó là vào nhiệm kỳ đầu tiên của Tổng thống Ronald Reagan và Tổng thống George W. Bush. Tổng thống Bush đã dựng lập thành công các chương trình viện trợ nước ngoài được ủng hộ mạnh mẽ và mang đậm dấu ấn cá nhân như: Chương trình hỗ trợ giảm nghèo toàn cầu (MCC), Kế hoạch Chống AIDS Khẩn cấp của Tổng thống (PEPFAR), và Sáng kiến chống Sốt rét của Tổng thống.
Kể từ đó, viện trợ nước ngoài mang dấu ấn của Đảng Cộng hòa và thường được cả hai đảng ở Quốc hội ủng hộ mạnh mẽ. Gần đây nhất, Quốc hội đã nhất loạt phản đối ý định cắt giảm ⅓ ngân sách viện trợ quốc tế của chính quyền TT Trump.
KHÔNG. Chỉ 1/5 trợ cấp kinh tế của Mỹ được cấp cho chính phủ nước ngoài. Năm 2018, Mỹ gửi 21% viện trợ phát triển chính thức cho cơ quan chính phủ, 20% cho các tổ chức phi chính phủ, 34% cho các tổ chức đa phương, và 25% cho các nơi khác. Thông thường nếu Mỹ muốn hỗ trợ người dân một quốc gia có chính phủ tham nhũng, không hợp tác hoặc độc tài, viện trợ của Mỹ sẽ đi qua các kênh ngoài nhà nước như NGO, các tổ chức tư nhân hoặc các tổ chức đa phương.
Trách nhiệm giải trình của viện trợ kinh tế Mỹ rất cao. Người Mỹ đòi hỏi bên nhận viện trợ tuân thủ yêu cầu báo cáo và kế toán nghiêm ngặt, thậm chí còn bị cho là phiền hà. Văn phòng Tổng thanh tra của Mỹ sẽ điều tra các trường hợp tiền viện trợ bị sử dụng sai mục đích.
NGÀY CÀNG ÍT. Trong thời Chiến tranh Lạnh , Mỹ viện trợ nước ngoài theo nguyên tắc “kẻ thù của kẻ thù là bạn”, bất kể chính phủ nước đó ra sao, nên một số khoản viện trợ thực sự đã chảy vào túi của các chính phủ chuyên chế. Điều này đã thay đổi đáng kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ. Tuy vậy, vẫn có những nước thuộc nhóm “bán dân chủ”, tồn tại các yếu tố chuyên quyền, nhưng vẫn nhận được viện trợ vì sự ổn định của họ mang lại lợi ích an ninh lớn cho Mỹ.
CÓ. Chính phủ Mỹ có các cơ quan thường xuyên giám sát và báo cáo về việc viện trợ nước ngoài được thực hiện ra sao, có hiệu quả hay không. Họ cũng tiến hành các cuộc đánh giá kết quả định kỳ. Có bằng chứng rõ ràng cho thấy các chương trình viện trợ nhân đạo và phát triển mang lại kết quả đáng kể, còn viện trợ với mục tiêu an ninh và đối ngoại thì kết quả ít rõ ràng hơn.
Tác động của các chương trình viện trợ đối với phát triển toàn cầu nhìn chung là tích cực. Viện trợ của Mỹ đóng góp đáng kể đến các thành tựu này:
– Số người nghèo đói cùng cực giảm mạnh trong vòng 30 năm qua: từ 1,9 tỷ (36% dân số thế giới) năm 1990 xuống còn 592 triệu người (8%) năm 2019.
– Tỷ lệ tử vong ở mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đã giảm một nửa.
– Tuổi thọ ước tính toàn cầu tăng từ 65 năm 1990 lên 72 năm 2017 (đối với những người sinh vào năm đó).
– Đánh bại bệnh đậu mùa; chỉ còn hai nước chưa xóa hết bệnh bại liệt; giảm một nửa số người chết vì sốt rét từ năm 2000 đến năm 2017.
– Chương trình PEPFAR (viện trợ chống AIDS của Bush), đã cứu 17 triệu sinh mạng khỏi HIV/AIDS và giúp 2,4 triệu trẻ em sinh ra mà không bị mắc virus HIV.
– Các chương trình viện trợ thúc đẩy phát triển và ổn định kinh tế. Điều này giúp người dân ở nước sở tại có thể sống dễ dàng hơn ở quê hương mình mà không phải di cư sang nước khác.
CẢ HAI. Về cơ bản, viện trợ của Mỹ nhắm tới củng cố an ninh, phát triển kinh tế, xã hội và chính trị tại đất nước nhận viện trợ và người dân của họ. Nhưng song song với đó, các khoản viện trợ cũng thúc đẩy một hoặc toàn bộ các lợi ích ưu tiên hàng đầu dưới đây của người Mỹ:
– Góp phần đảm bảo an ninh quốc gia của Mỹ bằng việc ủng hộ đồng minh, thúc đẩy hòa bình, ổn định trong khu vực và quốc tế.
– Viện trợ nhân đạo cho nạn nhân chiến tranh, bạo lực, nạn đói và thảm họa tự nhiên phản ánh giá trị cốt lõi của Mỹ là quan tâm đến người hoạn nạn.
– Thúc đẩy lợi ích kinh tế của Mỹ và nước nhận viện trợ bằng cách xây dựng các nền kinh tế và tạo ra thị trường mới.
CÓ. Tuy từ “viện trợ nước ngoài” không hoàn toàn được ưa chuộng, người Mỹ nói chung ủng hộ việc chính phủ chủ động tương tác với thế giới. Thăm dò ý kiến từ nhiều thập kỷ cho thấy công chúng có sự ủng hộ nhất quán với các nỗ lực hỗ trợ nước ngoài của chính phủ Mỹ. Người Mỹ đặc biệt ủng hộ cho các mục tiêu nhân đạo như cải thiện y tế của người dân, giúp đỡ phụ nữ và bé gái, giáo dục cho trẻ em và giúp các nước nghèo phát triển kinh tế.
Khảo sát của Hội đồng Quốc tế Chicago năm 2016 cho thấy 64% người Mỹ cho rằng Mỹ nên đóng vai trò tích cực trong các vấn đề thế giới. 78% ủng hộ tuyên bố: “Mỹ nên điều phối sức mạnh của mình với các quốc gia khác dựa trên các ý tưởng chung để đóng góp cho toàn cầu.
Khảo sát năm 2017 của Chương trình Tư vấn Công, Đại học Maryland cho kết quả là 8 trên 10 người ủng hộ viện trợ nhân đạo và 2/3 ủng hộ việc giúp các nước nghèo phát triển kinh tế. 2/3 ủng hộ quan điểm: “Thế giới ngày nay đã kết nối với nhau tới mức, trong dài hạn, việc hỗ trợ các nước Thế giới Thứ ba sẽ mang lại lợi ích kinh tế cho nước Mỹ”. Việc viện trợ vì các mục tiêu chính trị chiến lược lại ít được người dân Mỹ ủng hộ hơn.