Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Số lần họ nói về tự do tôn giáo tại Quốc hội có thể đếm được trên một bàn tay.
Quốc hội khóa 14 đang trong kỳ họp cuối cùng. Các đại biểu Quốc hội khóa mới sẽ được bầu chọn vào năm sau.
Trong 5 năm qua, có bảy chức sắc tôn giáo giữ chức đại biểu Quốc hội. Cũng trong 5 năm qua, quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam vẫn bị đàn áp nặng nề.
Trước khi đọc về bảy chức sắc này và hoạt động nhạt nhòa của họ ở Quốc hội, hãy nhìn lại cách nhà nước Việt Nam cơ cấu đại biểu dân cử là chức sắc tôn giáo.
Trong ít nhất ba khóa Quốc hội gần đây, số chức sắc Phật giáo làm đại biểu Quốc hội luôn chiếm đa số trong tổng số đại biểu quốc hội là chức sắc tôn giáo.
Quốc hội khóa 12 có bốn chức sắc thì ba người thuộc Phật giáo. Quốc hội khóa 13 có tám chức sắc thì bốn người thuộc Phật giáo, chỉ có hai người thuộc Công giáo.
Quốc hội khóa 14 hiện nay có bảy chức sắc thì có đến năm người thuộc Phật giáo. Trong năm đại biểu này thì có hai người làm đại biểu Quốc hội hai khóa liên tiếp, và một người làm trong sáu khóa liên tiếp.
Người làm đại biểu Quốc hội sáu khóa liên tiếp là Hòa thượng Thích Chơn Thiện của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Ông qua đời ở tuổi 74, sau lần đắc cử năm 2016 chỉ khoảng năm tháng.
Theo tổng điều tra dân số năm 2019, Công giáo đang có số tín đồ nhiều hơn Phật giáo khoảng 21%. Cụ thể, có 4,6 triệu người theo Phật giáo và 5,86 triệu người theo Công giáo.
Kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14 có 10 ứng cử viên là chức sắc tôn giáo thì có đến bảy người thuộc Phật giáo, chỉ có hai người thuộc Công giáo, và người còn lại thuộc Cao Đài.
Không chỉ ở Quốc hội, chức sắc Phật giáo còn dành được nhiều ghế hơn các tôn giáo khác trong các hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Theo thống kê của Luật Khoa, có 57 chức sắc Phật giáo đang làm đại biểu trong 50 hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Trong khi đó, chỉ có 22 chức sắc Công giáo làm đại biểu ở 22 hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Trong các hội đồng nhân dân hiện nay, ngoại trừ tỉnh Tây Ninh, nếu tỉnh thành nào có đại biểu là Công giáo hoặc tôn giáo khác thì phải có ít nhất một đại biểu là chức sắc Phật giáo. Còn các tỉnh có chức sắc Phật giáo làm đại biểu thì không nhất thiết phải có đại diện thuộc các tôn giáo khác.
Ở khóa trước, chức sắc Công giáo trong các hội đồng nhân dân cấp tỉnh còn ít hơn, chỉ có 14 đại biểu Công giáo ở 13 hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
Tại Việt Nam, danh sách ứng cử viên đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp được nhà nước sắp xếp từ trước qua các lần “hiệp thương”. “Hiệp thương” là cuộc họp nội bộ của các cơ quan nhà nước và các tổ chức đoàn thể, người dân không được tham gia hay quan sát các lần hiệp thương này.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là cơ quan vận động các chức sắc tham gia ứng cử vào Quốc hội và Hội đồng Nhân dân các cấp. Tuy nhiên, không rõ Mặt trận Tổ quốc dựa trên tiêu chí nào mà số đại biểu dân cử là chức sắc Phật giáo luôn chiếm đa số so với số đại biểu thuộc các tôn giáo khác.
Dưới đây là thông tin giới thiệu về sáu chức sắc tôn giáo đang là đại biểu Quốc hội và những phát biểu của họ tại nghị trường. Dữ liệu được thu thập từ những phát biểu xuất hiện trên báo chí từ khi họ đắc cử vào năm 2016 cho đến ngày 15/11/2020.
Trong sáu người này thì có năm người là đại biểu không đảng phái, tuy nhiên họ lại là thành viên của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ở trung ương và lãnh đạo mặt trận ở cấp địa phương.
1/6
– 64 tuổi
– Đại biểu của thành phố Hà Nội
– Đại biểu Quốc hội khóa: 13, 14
– Trước lúc ứng cử: Phó chủ tịch Hội đồng trị sự kiêm Trưởng ban Hoằng pháp Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Trong sáu đại biểu, Hòa thượng Bảo Nghiêm là người được báo chí dẫn ý kiến nhiều nhất nhưng ông chỉ nói về vấn đề tôn giáo hai lần trước quốc hội.
Lần thứ nhất, ông đề nghị cần một bộ máy cơ quan nhà nước về quản lý tôn giáo, tín ngưỡng khi góp ý về dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo vào năm 2016.
Lần thứ nhì, ông khẳng định trước Quốc hội là “không có chùa BOT” vào năm 2019. Ông cũng khẳng định không có ngôi chùa nào nằm ngoài hệ thống của Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Trong khi đó, hiện nay vẫn còn nhiều ngôi chùa thuộc một giáo hội không được chính quyền công nhận là Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Năm 2017, ông phát biểu rằng nên cấm tuyệt đối việc chặt cây, và đầu tư phát triển du lịch địa phương. Năm 2018, ông góp ý dự thảo Luật Kiến trúc.
2/6
– 58 tuổi
– Đại biểu của tỉnh Quảng Ninh
– Đại biểu Quốc hội khóa: 13, 14
– Trước lúc ứng cử: Phó chủ tịch Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, phó chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Quảng Ninh,…
Đối với dự thảo Luật Tôn giáo, tín ngưỡng, ông nhận xét Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2004 là rất tiến bộ. Năm 2017, ông nêu ý kiến về quy định trách nhiệm hình sự đối với trẻ em.
Năm 2018, ông hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo về chính sách giảng dạy tôn giáo cho học sinh tại các ngôi chùa. Cũng trong một kỳ họp khác năm 2018, ông đánh giá về việc thực thi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 nhưng chỉ nói về việc nhà nước quản lý tiền công đức của nhà chùa.
“Tại sao chính quyền không quản lý tài chính cho các tôn giáo khác cho bình đẳng mà chỉ quản lý tài chính của Phật giáo”, ông phát biểu trước Quốc hội.
Năm 2020, ông phát biểu về những điều cần cải thiện trong việc phòng chống COVID-19.
3/6
– 69 tuổi
– Đại biểu của thành phố Hồ Chí Minh
– Trước lúc ứng cử: Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc, ủy viên Ban chấp hành Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hồ Chí Minh, ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Ni sư Tín Liên là đại biểu duy nhất có chương trình hành động được công bố trên Internet.
Bà tuyên bố rằng mình sẽ tích cực đại diện cho trẻ em, đặc biệt là trong các hoạt động nhân đạo, giáo dục và an sinh xã hội.
Tuy nhiên, chúng tôi chưa thấy phát biểu nào của bà liên quan đến trẻ em trong 5 năm qua.
Năm 2018, bà chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về quy trình giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm. Năm 2020, bà tiếp tục chất vấn Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc xét xử chậm và tuyên án không rõ ràng.
4/6
– 50 tuổi
– Đại biểu của tỉnh Sóc Trăng
– Trước lúc ứng cử: Đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam
Thượng tọa Minh Đức là chức sắc tôn giáo duy nhất là vừa là đại biểu Quốc hội vừa là đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam. Ông vào đảng hai năm trước kỳ bầu cử Quốc hội khóa 14.
Trong năm 2017, Thượng tọa Minh Đức nêu ý kiến của mình trước quốc hội về dự thảo Luật Bảo vệ và phát triển rừng (sửa đổi) và dự thảo Luật pháp lý (sửa đổi).
Sang năm 2018, ông thảo luận về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thể dục, thể thao và dự thảo Luật Trồng trọt.
5/6
– 65 tuổi
– Đại biểu của tỉnh Bình Dương
– Trước lúc ứng cử: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Bình Dương, ủy viên Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam, chủ tịch Ủy ban Đoàn kết Công giáo tỉnh Bình Dương
Trong sáu đại biểu, Linh mục Nguyễn Văn Riễn là người ít phát biểu nhất tại Quốc hội.
Chúng tôi chỉ tìm được một lần Linh mục Riễn nêu ý kiến của mình trước Quốc hội vào năm 2016.
Theo đó, ông cho rằng dự thảo Luật Tín ngưỡng, tôn giáo có bước đi tiến bộ khi cho phép các tổ chức tôn giáo hoạt động giáo dục, y tế, chăm lo giáo sức khỏe cộng đồng. Đây vốn là những lĩnh vực mà các tổ chức tôn giáo từng được tự do hoạt động trước năm 1975 nhưng sau đó đã bị chính quyền mới hạn chế tối đa.
6/6
– 68 tuổi
– Đại biểu của tỉnh Kiên Giang
– Đại biểu Quốc hội khóa: 13, 14
– Trước lúc ứng cử: Ủy viên Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
Ông Huệ Tín tên thật là Trần Văn Huynh. Ông là chức sắc của đạo Cao Đài nhưng không phải thuộc tổ chức Cao Đài lớn nhất – Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh – mà thuộc Cao Đài Bạch Y Liên đoàn Chơn Lý. Trang web của Quốc hội cho biết ông có trình độ học vấn dưới đại học.
Năm 2018, ông phát biểu trước Quốc hội về dự án Luật Cạnh tranh (sửa đổi). Năm 2019, ông nêu ý kiến của mình về dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia, và dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi). Năm 2020, ông phát biểu về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều, và chất vấn Bộ Lao Động – Thương binh và Xã hội về lĩnh vực lao động, việc làm.