Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Khái niệm tra tấn có thể rộng hơn những gì bạn hình dung.
Khi nghe hai chữ “tra tấn”, bạn nghĩ đến cái gì? Đánh đập? Dí dùi cui điện? Rút móng tay móng chân? Kỳ thực, khái niệm tra tấn rộng hơn và xảy ra thường xuyên hơn thế nhiều.
Báo cáo “Tra tấn và đối xử phi nhân tính đối với tù nhân chính trị Việt Nam 2018 – 2019” của tổ chức phi chính phủ The 88 Project cho chúng ta những dữ liệu và phân tích đáng tin cậy về những hình thức tra tấn khác nhau xảy ra với một đối tượng đặc biệt: những người bị giam giữ vì phạm các tội an ninh quốc gia hoặc bị cho là chống lại chính quyền.
Các tội này thường là tội tuyên truyền chống nhà nước, tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, tội phá rối an ninh, tội gây rối trật tự công cộng, v.v.
Các hành vi tra tấn và đối xử phi nhân tính với tù nhân mà báo cáo đề cập đến bao gồm:
Tổ chức The 88 Project, đơn vị sản xuất báo cáo này, là ai? Đây là một tổ chức nhân quyền ra đời năm 2012, xây dựng uy tín của mình với việc thu thập và tổ chức dữ liệu một cách khoa học và đáng tin cậy về các vụ việc liên quan đến tự do ngôn luận ở Việt Nam. Sản phẩm được biết đến nhiều nhất của họ là một cơ sở dữ liệu công phu về tù nhân chính trị Việt Nam.
The 88 Project là một tổ chức phi lợi nhuận đăng ký ở Hoa Kỳ. Người sáng lập và đứng đầu tổ chức này là một luật gia quen thuộc với giới hoạt động nhân quyền Việt Nam: Tiến sĩ Luật Hiến pháp Nguyễn Thị Hường, người lấy bằng cử nhân và thạc sĩ luật ở Pháp và bằng tiến sĩ luật ở Mỹ. Cùng với cô đóng vai trò đồng giám đốc là cô Keylee Uland, một nhà hoạt động nhân quyền người Mỹ từng lãnh đạo chi nhánh của tổ chức Ân xá Quốc tế tại Đại học Indiana.
Báo cáo dựa trên dữ liệu thu thập được về 19 tù nhân chính trị trong tổng số 257 tù nhân chính trị mà The 88 Project ghi nhận trong cơ sở dữ liệu của họ. Nhóm tác giả cũng lưu ý đây chỉ là dữ liệu thu thập được trong hai năm 2018 – 2019 đối với những người đang bị giam giữ, còn nhiều cựu tù nhân khác bị giam trước đó cũng cung cấp nhiều thông tin về hành vi tra tấn trong tù.
Tất cả những hành vi kể trên diễn ra trong bối cảnh Việt Nam có đầy đủ các quy định pháp luật hết sức rõ ràng về việc cấm tuyệt đối các hình thức tra tấn trong toàn bộ tiến trình tố tụng.
“Khuôn khổ pháp lý là rõ ràng. Song, việc không có một hệ thống tư pháp độc lập cũng như các cơ chế khác nhằm kiểm soát quyền lực của cơ quan công an, cộng với sự thiếu vắng một thủ tục khiếu nại có ý nghĩa thực chất đã tạo điều kiện cho việc tra tấn và đối xử phi nhân tính với các nhà bất đồng chính kiến và nhà hoạt động chính trị diễn ra như cơm bữa ở Việt Nam”, báo cáo cho biết.
Báo cáo cũng trình bày rõ các căn cứ pháp lý chống tra tấn trong luật Việt Nam, cũng như các công ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết/tham gia, trong đó đặc biệt phải kể đến Công ước Chống Tra tấn mà Việt Nam đã phê chuẩn năm 2015.
Đây là một tài liệu hiếm hoi phân tích một cách đầy đủ về hoạt động tra tấn tù nhân ở Việt Nam dựa trên những dữ liệu đáng tin cậy. Bạn đọc có thể tải báo cáo này (tiếng Anh) tại đây.
Bạn đọc cũng có thể tham khảo bài viết “Bảo vệ khỏi bị tra tấn, hạ nhục” trên trang nhanquyen.vn để tìm hiểu thêm về khái niệm tra tấn.