Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bất kỳ ai, vào bất kỳ lúc nào, ở bất kỳ đâu, luôn có thể bị thiên kiến dẫn dắt.
Trong bài trước, Luật Khoa đã giới thiệu với độc giả về “ba chữ C” có khả năng biến các cuộc thảo luận chính trị nghiêm túc thành những cuộc đấu đá hỗn loạn. Ngoài ba chữ C lớn đó, một số thiên kiến khác cũng đóng vai trò quan trọng không kém trong việc lái những cuộc tranh luận mang tính xây dựng đi thẳng vào ngõ cụt.
Đây là kiểu thiên kiến thường thấy nhất ở những chế độ độc tài như Trung Quốc hay Việt Nam, khi một người bình thường có xu hướng tin vào các nguồn thông tin từ chính quyền.
Nhiều người sẽ cho rằng những thông tin “chính thống” thì đáng tin cậy hơn những luồng tin tức trôi nổi, nhưng điều này chỉ có thể đúng ở những nơi mà khán thính giả có thể tự do tiếp cận thông tin, và báo chí độc lập không bị cấm cản.
Trong những xã hội mà những tiếng nói phản biện không có cơ hội phát triển để chất vấn ngược lại chính quyền, các nhà cầm quyền có thể sử dụng thiên kiến này để lèo lái dư luận theo mong muốn của họ.
Vào giai đoạn đầu bùng phát dịch COVID-19, nếu chính quyền Trung Quốc và cánh tay truyền thông nước này không bịt miệng những tiếng nói cảnh báo, thì mọi thứ có lẽ đã khác đi nhiều. Nói cách khác, nếu Trung Quốc thật sự là nơi có tự do ngôn luận, nơi thông tin khoa học được tự do chia sẻ mà không bị lấn át hay dập tắt bởi cái loa của chính quyền, người dân đã cảnh giác hơn rất nhiều trước mối nguy của dịch bệnh, thay vì bị che mắt bởi những “thông tin chính thống”. Đại dịch vì vậy đáng lẽ đã có thể được kiểm soát tốt từ đầu mà không lan rộng ra trên toàn cầu.
Giả sử khi bạn đang lướt Facebook, có hai mẩu tin xuất hiện: một có vẻ không đáng tin nhưng lại có tựa rất giật gân và có đến hàng chục ngàn lượt “like” và “share”; còn một mẩu tin dường như được chăm chút kỹ lưỡng hơn và đến từ một nguồn uy tín, nhưng chỉ được tầm vài “like”. Bạn sẽ tin tưởng và chọn đọc cái nào?
Nếu chọn click vào mẩu tin có vài chục ngàn lượt “like” kia và suy nghĩ “có nhiều người share thì chắc sẽ đúng”, bạn không phải là ngoại lệ.
Việc cho rằng lượng tương tác lớn tỷ lệ thuận với sự “xác thực” của thông tin là niềm tin khá phổ biến. Thế nhưng, ngoài việc không mang lại một cái nhìn khách quan đối với một sự việc, nó còn là mảnh đất màu mỡ cho “fake news” (tin giả) phát triển.
Chẳng hạn như bất kỳ ai, chỉ cần bỏ tiền mua một lượng “like ảo” nhất định cho các bài đăng của mình trên mạng xã hội, hay những ca sỹ và diễn viên nổi tiếng vốn đã có sẵn lượng tương tác cao, tức thì đều sẽ trở thành “nguồn đáng tin cậy”. Từ đó, họ hoàn toàn có thể phát tán những nội dung nhập nhằng, giật gân, thậm chí ngụy tạo, nhờ vào lượng theo dõi từ những người chỉ đánh giá mọi thứ qua các con số “like” và “share”.
Trong cuốn sách “Factfulness” (tựa tiếng Việt: Sự thật về thế giới) được xuất bản vào năm 2018, tác giả Hans Rosling đã chỉ ra việc mọi người thường có cái nhìn sai lệch về thế giới như thế nào. Ông còn đùa rằng, con tinh tinh khi chọn ngẫu nhiên đáp án các câu hỏi trắc nghiệm về thế giới còn chính xác hơn cả những nhà khoa học đoạt giải Nobel.
Trên thực tế, nhiều người trong chúng ta thường tô hồng quá khứ và cho rằng xã hội cũng như các thiết chế đang trên đà suy thoái. Một thành tố góp phần không nhỏ trong việc nuôi dưỡng thiên kiến này chính là truyền thông, vì các hãng tin từ lâu đã hiểu một sự thật: tin tức càng tiêu cực thì càng gây nhiều chú ý, được nhiều người đọc, và việc này mang lại cho họ nhiều doanh thu hơn.
Dựa trên các dữ liệu thực tế, Hans Rosling đã minh chứng điều ngược lại.
Theo các số liệu được thống kê trong “Factfulness”, thế giới đang dần trở nên tốt hơn bao giờ hết. Các vấn đề như mua bán nô lệ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh, hay số binh lính chết khi tham chiến hiện đang giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 50 năm trở lại đây. Bên cạnh đó, các con số thống kê tỷ lệ trẻ em gái được đến trường, những người được sử dụng nước sạch, và trẻ sơ sinh được tiêm ngừa vaccine lại đang tăng dần qua các năm.
Hãy bắt đầu với tiêu đề của hai kênh tin tức lớn cho cùng một sự kiện:
CNN: “Cuộc diễu hành MAGA” quy tụ những người ủng hộ Trump, các lãnh đạo cực hữu, và những người biểu tình phản đối [Trump], kết thúc bằng các cuộc đụng độ
Fox News: Những người ủng hộ Trump bị quấy rối, tấn công tại cuộc diễu hành MAGA ở D.C. khi đụng độ với những người phản đối; một số người đã bị bắt giữ
Tiêu đề của CNN khiến người đọc có cảm giác những người diễu hành ủng hộ Donald Trump có vẻ bảo thủ và hung hăng; còn của Fox News, chúng ta có thể sẽ cảm thấy điều ngược lại, rằng họ là những người ôn hòa bị kẻ khác áp bức.
Có thể thấy, các kênh tin tức đã khéo léo đóng sẵn một “cái khung tâm lý” cho chúng ta, với những cách tiếp cận và dẫn dắt khác nhau cho cùng một thông tin. Cách chúng ta hiểu và tiếp nhận tin tức phụ thuộc rất lớn vào cách mà nó được nhào nặn dưới bàn tay của truyền thông, để từ đó nó góp phần định hình tư duy của mỗi người.
Tư duy đám đông, hay gọi nôm na là kiểu suy nghĩ bầy đàn, là một thuật ngữ không còn xa lạ với nhiều người.
Theo định nghĩa khoa học, tư duy đám đông xuất hiện khi các cá nhân trong một nhóm nhỏ tương đồng thường có xu hướng tán đồng với quan điểm, kết luận chung đại diện cho cả nhóm; ngay cả khi các thành viên không thật sự cho rằng những quyết định trên là đúng đắn, hợp lý, hay mang tính tối ưu.
Trong những xã hội đóng, thể chế độc tài còn tiếp thêm sức mạnh cho thiên kiến uy quyền và suy nghĩ bầy đàn, góp phần bóp nghẹt không gian suy nghĩ độc lập của mỗi cá nhân.
Ở Việt Nam, chúng ta không còn lạ gì khi những tiếng nói “trái ý” đám đông đều dễ dàng bị gắn cho cái mũ “phản động”; hay ở một tầng cao hơn, nơi con số 100% tán thành là chuyện không hề hiếm gặp tại các phiên biểu quyết mang tính hình thức về những vấn đề quan trọng của đất nước.
Một khi não trạng bầy đàn này trở thành gương mặt chính của xã hội, nó có thể làm giảm tính hiệu quả trong việc đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề phức tạp, vốn cần được thảo luận trong một môi trường tự do và cởi mở.
Để đi vào khái niệm này, chúng ta sẽ bắt đầu với một khảo sát nhỏ: Bạn nghĩ có bao nhiêu % người Việt “hoàn toàn” ủng hộ việc xây dựng một mô hình dân chủ trên đất nước mình?
Con số bạn có thể nghĩ ra là bao nhiêu? Là 15%, 50% hay 80%?
Thật ra, con số này chỉ vỏn vẹn… 8%.
Theo một khảo sát năm 2017 của Viện nghiên cứu toàn cầu Pew, trong số những người Việt được khảo sát chỉ có 8% là “hoàn toàn” ủng hộ mô hình dân chủ (committed democrats), 9% không ủng hộ dân chủ hoặc ủng hộ một mô hình “phi dân chủ” khác (non-democrats), và có đến 79% trả lời rằng họ ủng hộ nền dân chủ đại diện nhưng cũng ủng hộ ít nhất một hình thức “phi dân chủ” khác (less-committed democrats).
Đây cũng là một loại thiên kiến khá phổ biến: chúng ta thường ngộ nhận và đánh giá quá cao số liệu thật về những người có cùng quan điểm với mình.
Nếu bạn là một người Việt yêu chuộng tự do, hy vọng con số trên không làm bạn nản lòng. Để thật sự xây dựng được một Việt Nam có dân chủ, chúng ta cần nhận thức rõ những rào cản tâm lý của bản thân lẫn những vấn đề hiện hữu của đất nước. Điều này sẽ giúp mỗi người có những kế hoạch tốt hơn cho các mục tiêu đấu tranh dài hạn phía trước.
Ngoại hình của một chính trị gia có thể ảnh hưởng đến cách mà chúng ta đánh giá về năng lực của người đó.
Ví dụ, một nghiên cứu từ Đại học bang Illinois cho thấy, ngay khi nắm được những hiểu biết chính trị nhất định về một chính trị gia, ta vẫn có xu hướng đánh giá khả năng của nhân vật đó chỉ bằng vẻ bề ngoài.
Còn trong một nghiên cứu thú vị khác, hai giáo sư tại Đại học Flinders (Úc) là Rodrigo Praino và Daniel Stockemer, với sự giúp đỡ của Cục cảnh sát bang Victoria, đã sử dụng dữ liệu của các cuộc bầu cử vào Quốc hội Mỹ để tạo ra sáu gương mặt “lý tưởng” nhất của các ứng cử viên hư cấu khi tranh cử vào chiếc ghế đại biểu tại đây. Khi so sánh với kết quả bầu cử thực tế, trong số 2/3 những cuộc đua có kết quả sát sao, các ứng cử viên có ngoại hình “giống” với sáu gương mặt lý tưởng trên sẽ có khả năng cao để đảo ngược tình thế và giành chiến thắng, so với những ứng cử viên không có lợi thế về mặt ngoại hình khác.
Nói cách khác, trong một cuộc đua mang tính cạnh tranh cao, ngoại hình, hay khả năng diễn thuyết của một ứng viên đều có thể ảnh hưởng một cách vô thức đến lá phiếu của các cử tri, do đó cũng góp phần quyết định kết quả chung cuộc.
Hẳn không ít người trong chúng ta đã từng bực mình, hay phì cười khi đọc phần bình luận của một vài “thánh phán” về những sự kiện chính trị đang diễn ra. Chẳng hạn, có rất nhiều người một mực tin vào tin giả, cũng như phát tán chúng mà không qua kiểm chứng, để rồi tự tin lên lớp người khác và lại càng tự tin với những “kiến thức” mà mình vừa biết được.
Thì đây chính là hiệu ứng Dunning-Kruger: càng biết ít, ta càng tự tin về kiến thức của mình.
Hiệu ứng này được lấy từ tên của hai nhà tâm lý học David Dunning và Justin Kruger tại Đại học Cornell. Trong một nghiên cứu vào năm 1999, hai ông phát hiện ra rằng, khi chưa thật sự hiểu sâu về một vấn đề hay một lĩnh vực nào đó thì con người thường ngộ nhận rằng những gì mình biết là toàn bộ sự việc, và do đó tự đánh giá bản thân cao hơn khả năng thực của mình.
Thiên kiến tự đánh giá quá cao bản thân này phổ biến hơn chúng ta tưởng. Đa phần mọi người đều nghĩ rằng mình “giỏi hơn mức trung bình” hoặc thậm chí “thuộc nhóm thiểu số giỏi nhất”. Như trong một khảo sát tại Mỹ, 88% số người được hỏi cho rằng mình có kỹ năng lái xe tốt hơn trung bình (nghĩa là hơn 50% những người khác). Hoặc như một khảo sát tại hai công ty phần mềm, 32% số kỹ sư tại công ty A và 42% tại công ty B đều tự đánh giá mình thuộc top 5% những người giỏi nhất (nghĩa là có ít nhất 1/4 và 1/3 số kỹ sư tại hai công ty này ảo tưởng về năng lực thật của mình).
Một khi đã được hình thành trong tâm trí, những thiên kiến này sẽ khó bị loại bỏ. Vậy thì chúng ta nên bắt đầu từ đâu?
Có hai bước cơ bản mà mỗi người có thể thử áp dụng:
Đây có thể là hai bước khởi động tốt, vì nếu tình trạng phân cực chính trị hiện tại vẫn tiếp diễn, tiến trình giải quyết các vấn đề hiện hữu và hòa hợp xã hội sẽ trở nên khó khăn hơn.
Thay đổi định kiến của chính mình là điều không hề dễ dàng thực hiện, nhưng đây có thể lại là một bước đệm vô cùng quan trọng cho những mục tiêu lớn và dài hạn – chẳng hạn như việc xây dựng một nền dân chủ bền vững ở Việt Nam trong tương lai.
Và chúng ta có thể chắc chắn một điều rằng, quy trình trên sẽ cần sự đồng lòng từ tất cả mọi tầng lớp người dân trong một hệ thống dân chủ đa đảng.