Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Trong một số chuyện, người Công giáo ở Mỹ nghe theo đảng phái chính trị hơn là theo giáo lý.
Dịch có bổ sung từ bài viết 8 facts a bout Catholics and Politics in the US, đăng ngày 15/09/2020 trên Pew Research Center.
Trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tính từ năm 2004 đến nay, luôn có một ứng cử viên là người Công giáo. Dù vậy, Joe Biden, với chiến thắng trong cuộc bầu cử vừa rồi, mới chỉ là người Công giáo thứ hai trong lịch sử từng đắc cử vị trí quyền lực cao nhất của Hoa Kỳ. Người đầu tiên là Tổng thống John F. Kennedy, sau một chiến thắng chấn động năm 1960.
Đương kim Tổng thống Donald Trump lúc nhỏ theo đạo Tin lành Trưởng lão (Presbyterian Church). Hiện tại, ông tự xưng là một người Cơ đốc có quan điểm cởi mở (non-denominational Christian).
Joe Biden chia sẻ công khai về đức tin Công giáo của ông trong chiến dịch tranh cử. Tuy vậy, một ứng viên theo đạo Công giáo không đương nhiên có được sự ủng hộ từ cử tri Công giáo. Người Công giáo ở Mỹ, chiếm gần ⅕ tổng dân số, có một phổ quan điểm chính trị đa dạng, thậm chí là về những chủ đề mà Giáo hội Công giáo đã xác lập quan điểm rõ ràng.
Trung tâm Nghiên Cứu Pew (PRC), dựa trên nhiều cuộc khảo sát của họ trong những năm qua, đã đưa ra tám phát hiện về người Công giáo và chính trị tại Hoa Kỳ.
Theo PRC, có 48% cử tri Công giáo tự mô tả mình thuộc đảng Cộng hòa trong khi đó 47% tự cho hoặc ngả về đảng Dân chủ. Kết quả này dựa trên cuộc thăm dò năm 2018 và 2019.
Năm 2016, 52% cử tri Công giáo ủng hộ Donald Trump trong khi 44% bầu cho ứng viên đảng Dân chủ Hillary Clinton, theo khảo sát cử tri đại diện. Năm 2004, cử tri Công giáo ủng hộ ứng viên đảng Cộng hòa George W. Bush hơn ứng viên đảng Dân chủ John Kerry, theo thăm dò sau bầu cử. Năm 2008, người Công giáo chọn ứng viên Dân chủ Barack Obama nhiều hơn ứng viên Cộng hòa John McCain với chênh lệch 54% – 45%. Họ lại chia đều số phiếu bầu cho hai đảng vào năm 2012 (Obama đánh bại ứng viên Cộng hòa Mitt Rommey) và năm 2000 (khi Bush đánh bại ứng viên Dân chủ Al Gore).
Cứ mười người Công giáo da trắng thì có sáu người xác định mình là người theo Đảng Cộng hòa hoặc ngả về phía đảng này (tương đương 57%), theo thống kê năm 2018-19. Đây là khác biệt đáng kể so với năm 2008, khi chỉ có 4 trong số 10 cử tri Công giáo (41%) ủng hộ Đảng Cộng hòa. Trong khi đó, hầu hết cử tri Công giáo gốc Hispanic (68%) coi mình thuộc Đảng Dân chủ hoặc ngả về Đảng Dân chủ, một con số ổn định trong suốt thập niên vừa rồi. Lưu ý: Hai phần ba cử tri Công giáo là da trắng trong khi một phần tư là dân gốc Hispanic (có nguồn gốc từ Tây Ban Nha hoặc Bồ Đào Nha) theo số liệu thu thập năm 2018 và 2019.
Trong cuộc thăm dò ý kiến vào cuối tháng 7 và đầu tháng 8/2020, giữa đỉnh đại dịch COVID-19 ở Mỹ, 54% dân Công giáo da trắng cho biết họ hài lòng với kết quả làm việc của ông Trump, nhưng có tới 69% người Công giáo gốc Hispanic bày tỏ thất vọng trước cách ông Trump xử lý công việc.
Khảo sát vào cùng thời điểm cho thấy 59% cử tri Công giáo da trắng cho biết sẽ bầu cho Trump hoặc ngả theo Trump. Trong khi đó, 65% cử tri Công giáo gốc Hispanic nói sẽ bầu cho Biden. Trong lần bầu cử năm 2016, cũng có sự phân chia số cử tri tương tự: 64% người Công giáo da trắng bầu cho Trump trong khi có tới 78% cử tri Công giáo gốc Hispanic bầu cho Clinton.
Ví dụ, về vấn đề phá thai, theo khảo sát năm 2019, 77% người Công giáo theo Đảng Dân chủ ủng hộ hợp thức hóa toàn bộ hoặc hầu hết các ca phá thai. Trong khi đó, 63% người Công giáo theo Đảng Cộng hòa nói rằng phá thai nên bị coi là phạm pháp, trong tất cả hoặc hầu hết trường hợp. Bất đồng quan điểm tồn tại ngay cả khi Giáo hội Công giáo có quan điểm chính thức là chống phá thai. (Việc phá thai trong Công giáo được xem là tội giết người – tội trọng, chịu án phạt nặng nhất là mất liên kết với Thiên Chúa – người dịch).
Về vấn đề nhập cư, 91% người Công giáo thuộc đảng Dân chủ phản đối việc mở rộng xây tường dọc biên giới Hoa Kỳ và Mexico, trong khi có 81% người Công giáo Đảng Cộng hòa mong muốn việc xây thêm tường biên giới, theo thăm dò năm 2019. Hội đồng Giám mục Hoa Kỳ từng đưa ra thông cáo lên án kế hoạch xây tường của Trump, và Đức Giáo hoàng Francis từng nói rằng mong muốn xây tường biên giới là “không phải căn tính Kitô hữu” (not Christian).
Người Công giáo, cũng như các tín đồ tôn giáo khác, không nhất thiết tìm kiếm một tổng thống có cùng niềm tin tôn giáo nhưng họ muốn một tổng thống sống theo luân lý và đạo đức.
Trong số 10 người Công giáo thì có 6 người (62%) cho biết họ rất coi trọng việc có một tổng thống mà đời sống cá nhân hợp luân lý và đạo đức. Theo khảo sát vào tháng 2/2020, quan điểm này được cả người Công giáo gốc Hispanic và Da trắng đồng lòng. Chỉ có 14% người Công giáo cho rằng có một tổng thống chia sẻ niềm tin tôn giáo là rất quan trọng. Trong số này, người gốc Hispanic chiếm tỷ lệ gấp đôi người da trắng (22% so với 9%).
Người Công giáo xem các tổ chức tôn giáo như là lực lượng vì thiện hảo xã hội, nhưng phần lớn cho rằng nhà thờ và các tổ chức tôn giáo nên tránh xa vấn đề chính trị.
Theo khảo sát năm 2019, trong số mười người Công giáo thì có sáu người (62%) cho rằng Giáo hội Công giáo và các tổ chức tôn giáo khác nên tránh xa các vấn đề chính trị, trong khi đó 37% người Công giáo cho rằng các giáo hội cần nêu quan điểm về các vấn đề chính trị và xã hội hàng ngày. Có khoảng ba phần tư người Công giáo Hoa Kỳ (76%) cho rằng nhà thờ không nên ủng hộ các ứng cử viên tổng thống.
Đảng phái chính trị ảnh hưởng đến quan điểm của người Công giáo về lòng sùng đạo của Trump và Biden.
Có sáu trong số mười người Công giáo (59%) cho rằng Biden “rất” (very) hoặc “cũng khá” (somewhat) sùng đạo, theo khảo sát tháng 2/2020. Người Công giáo da trắng và gốc Hispanic có cùng quan điểm về lòng sùng đạo của Biden. Tuy nhiên, quan điểm chính trị có tạo ra khác biệt. 72% người Công giáo theo đảng Dân chủ cho rằng ông Biden sùng đạo, trong khi chỉ có 46% người theo Đảng Cộng hòa đồng tình.
Tỷ lệ người Công giáo cho rằng ông Trump “cũng có” sùng đạo là thấp hơn hẳn (37%). Đáng chú ý là khác biệt theo đảng phái chính trị trong câu hỏi này là rất lớn: 63% người theo Đảng Cộng hòa đồng tình, trong khi tỷ lệ này ở Đảng Dân chủ chỉ có 10%.