Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
I.
Tôi sẽ kể bạn nghe
về ngày Chủ Nhật u ám.
Người lạ lướt qua nhau
nhìn nhau như đã hẹn nhau ra.
Một người đàn ông ngồi ghế đá bị bắt. Những người bạn của tôi vừa hô “cá cần nước sạch…” đã bị công an bao vây. Tất cả bị đẩy lên xe buýt, đi về nơi không ai biết. Mọi người bình thản dạo Hồ Gươm.
Tôi sẽ kể bạn nghe về những người bị bắt.
Những người ấy trong số bạn bè tôi,
bước giữa đường phố như bước giữa nhà tù,
bước giữa nhà tù như bước giữa tự do.
Đổi máu và nước mắt, tương lai và danh vọng,
cầm nắm không buông một lẽ sống,
muốn được nói như ngày mới chào đời,
muốn được nhìn mọi người thôi đau khổ.
Những người ấy trong số chúng ta thôi,
đeo hoa hồng lên hàng rào kẽm gai,
một lần vùng dậy để không còn sợ hãi,
một lần vùng dậy để thành người tự do,
để căm giận phải bật ra thành tiếng.
Sau phút chốc lại trở về nô lệ,
đồng bào đánh đập đồng bào,
sân vận động thành lò mổ nhân quyền,
tiếng giày-đinh, tiếng xé-áo,
tiếng đấm-đá-thình-thịch vào lưng,
chúng cướp sạch chẳng còn gì
máu đầm đìa trên mặt.
II.
Vì những xiềng xích vô hình,
những người đáng lý sẽ tạo ra hạnh phúc lại đang gieo rắc nỗi bất hạnh.
Tôi sẽ kể bạn nghe những người đã bắt bạn bè tôi,
tôi đã gặp họ trên những chiếc xe bít bùng,
cũng là những con người nhưng với đầy vũ khí,
họ chẳng nói gì ngoài những từ tục tĩu.
Tôi chẳng còn thấy đôi cánh tay của họ,
vì người cộng sản đã mua đứt chúng rồi.
Tôi sẽ kể bạn nghe những người tôi đã gặp,
ngồi trên bục giảng nhưng không có quyền giảng dạy,
ngồi trong tivi nhưng không nói được tiếng lòng,
ngồi oai vệ trên tòa án nhưng không biết xét xử.
Sau khi họ chết, mọi người sẽ nói:
“Ôi, những người con người chưa từng làm chủ đời mình”.
Tôi đã gặp họ hàng ngày và hàng ngày,
đi chung con đường, cùng dừng đèn đỏ.
Nhưng họ làm việc trong nhưng tòa nhà cướp được,
coi tự do là kẻ thù, coi nhân dân là vật để cai trị.
Họ chẳng dám nhìn thẳng vào mắt ai,
ngay trong mơ họ còn không được nói.
Để bất tử họ diệt trừ điều lo sợ,
nhưng ác mộng cũng là thứ bất tử,
ôm ấp họ không buông.
III.
Tiếng nói từ hàng rào kẽm gai vọng lại. Tôi đã bước qua chúng hàng ngày. Nhưng hôm nay tôi đã nghe thấy chúng.
Tôi gặp tôi ở khắp nơi nơi ngoài phố,
bước qua hàng kẽm gai dựng đứng,
như bước qua một thứ vô hình,
như ở đấy chưa hề đổ máu.
Tôi đã gặp tôi sau cánh cổng trường học,
đưa tay chào dưới màu cờ đỏ,
hô rất to nhưng chẳng hiểu gì:
“Vì tổ quốc xã hội chủ nghĩa”.
Tôi đã gặp tôi trong tuổi thơ êm đềm,
học lịch sử bằng những trang sách dối,
để buộc lên mình những thù hận của chúng,
rồi thù hằn chính cha anh của mình.
Tôi gặp tôi trong ám ảnh tột cùng,
không làm gì sai nhưng chẳng làm gì đúng.