Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Trong nhiều năm, quân đội Myanmar bị cáo buộc phạm các tội ác nghiêm trọng. Viettel có vai trò gì?
Viettel bị cáo buộc đồng lõa và giúp sức trong các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người của quân đội Myanmar, theo một báo cáo điều tra mới công bố sáng ngày 20/12/2020 của tổ chức Justice For Myanmar.
Báo cáo điều tra chi tiết dài 161 trang này có tiêu đề “Nodes of Corruption, Lines of Abuse” (tạm dịch: “Các đầu mối tham nhũng và những trục nối tội phạm”).
Báo cáo mô tả cách thức các tập đoàn viễn thông Mytel, Viettel cùng mạng lưới các doanh nghiệp nước ngoài khác đã và đang trợ giúp những hoạt động phạm tội của quân đội Myanmar.
Trong đó, đóng vai trò trung tâm ở đây là Mytel, một công ty viễn thông do Tổng Công ty Cổ phần Đầu tư Quốc tế Viettel (Viettel Global) của Việt Nam lập ra tại Myanmar. Viettel Global (sau đây gọi tắt là Viettel) là một trong ba cổ đông, và là cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần của Mytel. Hai cổ đông còn lại của phía Myanmar lần lượt nắm giữ 28% và 23% cổ phần.
Website của Viettel Global và Mytel xác nhận thông tin trên, với Viettel Global nói rằng “Mytel sẽ đầu tư gần 1,5 tỷ USD để xây dựng 7.200 trạm phát sóng 4G tại Myanmar, đặt mục tiêu phủ sóng 4G đến 90% dân số Myanmar tại thời điểm khai trương vào Quý I năm 2018”. Theo báo Đầu Tư, tính đến tháng 12/2019, Mytel đã chiếm 22% thị phần viễn thông di động của Myanmar, đứng thứ ba thị trường và là nhà mạng có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất Myanmar.
Báo cáo có bảy chương, tập trung vào mối liên hệ giữa các hoạt động của Mytel/ Viettel và quân đội Myanmar.
Với các dữ liệu thu thập được, báo cáo kết luận:
Những kết luận trong báo cáo là nghiêm trọng vì ít nhất hai lý do:
Ngoài ra, như báo cáo có đề cập, dù Myanmar đang trong quá trình chuyển đổi sang thể chế dân chủ, quân đội vẫn chiếm giữ quyền lực sâu rộng tại đất nước này. Với chân rết khắp nơi tại các tập đoàn kinh tế quốc doanh lẫn tư nhân, nằm ngoài sự kiểm soát của chính quyền dân sự, các tướng tá quân đội nước này đã xây dựng mạng lưới thân hữu chằng chịt, tham nhũng bòn rút của công, có dư dả nguồn lực để phạm tội mà không sợ bị kiểm soát lẫn truy cứu trách nhiệm.
Trong trường hợp của Mytel, lợi nhuận có được từ hoạt động kinh doanh của tập đoàn này thay vì chảy vào ngân sách nhà nước như trên danh nghĩa, lại được che giấu qua một loạt các bình phong để chảy vào quân đội.
Tổ chức Justice for Myanmar là một nhóm các nhà hoạt động chuyên điều tra các tội ác chiến tranh, tội ác chống lại loài người, các hành vi bạo lực có hệ thống tại Myanmar. Họ đã xuất bản nhiều báo cáo vạch trần mạng lưới các cá nhân và tổ chức có các hành vi phạm tội tại đất nước này.
Mục đích của họ là buộc quân đội phải chuyển đổi, nằm dưới sự kiểm soát của chính quyền dân sự.
Họ thực hiện việc này qua các bài điều tra của mình, với ba bước: (1) vạch trần mối liên hệ giữa các tổ chức quốc tế với quân đội Myanmar, (2) cắt đứt mối liên hệ đó bằng việc vận động tẩy chay, trừng phạt đối với các tổ chức cá nhân có liên quan, và (3) dùng bằng chứng thực tế gây áp lực với các tổ chức quốc tế, buộc họ phải hành động hoặc chấm dứt hợp tác với quân đội Myanmar.
Trong thông cáo báo chí về việc công bố báo cáo liên quan đến Mytel, người phát ngôn của tổ chức Justice for Myanmar, Yadanar Maung, đã nói, “Mytel và Viettel trợ giúp và đồng lõa trong các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người của quân đội Myanmar. Quân đội đã và đang giết người bừa bãi, cưỡng hiếp, tra tấn, phá hủy nhà cửa, buộc các sắc dân và tôn giáo thiểu số phải trốn chạy. Các tội ác này được giúp sức nhờ vào nguồn tài chính thu được từ các hoạt động của Mytel và các dự án khác của quân đội, cũng như các công nghệ và sự trợ giúp huấn luyện từ Mytel, Viettel và các tổ chức liên kết với nó.”
Yadanar Maung kêu gọi “tất cả các doanh nghiệp chấm dứt quan hệ với Mytel và tất cả những tổ chức do quân đội Myanmar nắm giữ”, đồng thời kêu gọi “các chính phủ quốc tế tiến hành trừng phạt có mục tiêu nhắm đến các tướng lĩnh quân đội Myanmar cùng những công ty của họ.”
Báo cáo không trích dẫn được ý kiến của Mytel, Viettel cũng như quân đội Myanmar trước các cáo buộc nêu trên. Bản thân báo cáo cũng thừa nhận, “vì quân đội Myanmar hoàn toàn không minh bạch, một báo cáo như thế này không bao giờ có thể hoàn chỉnh”.
***
Luật Khoa sẽ tiếp tục khai thác các thông tin chi tiết của báo cáo này trong các bài viết tiếp theo.
Đọc thêm về Viettel:
Cô đơn giữa xứ Cờ Hoa – Kỳ 1: Nhân viên Viettel và tội danh buôn lậu thiết bị quân sự
Cô đơn giữa xứ Cờ Hoa – Kỳ 2: Nhân viên Viettel và tội danh buôn lậu thiết bị quân sự