Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Năm 2020 vẫn là một năm đầy áp bức và áp lực đối với cộng đồng tôn giáo Việt Nam.
Khi Hòa thượng Thích Quảng Độ qua đời vào tháng 2/2020, Ban biên tập Luật Khoa giao tôi viết một bài về cuộc đời của ông. Tôi luôn có chút lúng túng khi bắt đầu viết về cuộc đời của ai đó, một thể loại cần sự chính xác, chân thực hơn những thể loại khác, và để làm được điều đó bạn cần đặt bản thân mình vào những gì nhân vật đã trải qua. Khi làm như vậy, bạn sẽ cảm nhận được nhân vật ngự trị trong bạn, và trong trường hợp này là một nhà sư đã dành cả đời mình để tranh đấu cho tự do tôn giáo và bị chính quyền áp bức đến tận lúc cuối đời.
Suốt một năm qua, tôi cập nhật những tin tức về tình hình tôn giáo tại Việt Nam, từ các học viên Pháp Luân Công, người Thượng theo đạo Tin Lành ở Tây Nguyên, các tín đồ đạo Cao Đài độc lập cho đến tín đồ Phật giáo Hòa Hảo ở tỉnh An Giang. Và ở nơi nào cũng vậy, họ đều là những tín đồ đơn độc bị trừng phạt vì đức tin của mình.
Hàng trăm năm qua, người Việt đã luôn chiến đấu cho quyền tự do tôn giáo nhưng chưa một ngày nào được hưởng thứ quyền cơ bản này.
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo gắn liền với quyền tự do tư tưởng. Ngày nào còn có người phải chịu sự áp bức vì đức tin của mình thì ngày đó đường đến tự do vẫn còn xa.
Năm 2020 vẫn là một năm đầy áp bức và áp lực đối với cộng đồng tôn giáo Việt Nam. Cùng nhìn lại tôn giáo năm 2020 qua 20 bức ảnh sau.
Đầu tháng 1/2020, giáo phận Đà Nẵng đã tổ chức thánh lễ khai mạc Năm Thánh Đức Mẹ Trà Kiệu tại nhà thờ giáo xứ Trà Kiệu.
Theo ghi chép của Linh mục Geffroy, 135 năm trước, Đức Mẹ Maria đã hiện hình, che chở cho các giáo dân Trà Kiệu trước sự tàn bạo của quân Văn Thân – phong trào tiêu diệt người Pháp và giết người Công giáo để cứu nước. Đây là một trong những phong trào bách đạo tàn bạo trong lịch sử Công giáo Việt Nam.
Cũng như nhà nghiên cứu Phạm Đình Khiêm đã viết: “Nhưng cuộc bách đạo nghiêm ngặt chỉ có thể giết hại thân xác người giáo hữu, không diệt được đức tin đã nảy nở mạnh trong linh hồn một phần con dân nước Việt”.
Chính quyền Việt Nam vẫn duy trì một phản ứng thái quá đối với lễ tưởng niệm “Ngày Đức Thầy vắng mặt” của Phật giáo Hòa Hảo.
Vào ngày lễ năm nay, chính quyền tỉnh An Giang lại dựng một lều bạt để kiểm soát người ra vào trụ sở của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy – một giáo hội không được nhà nước công nhận.
“Ngày Đức Thầy vắng mặt” là ngày Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo Huỳnh Phú Sổ mất tích sau cuộc họp với Việt Minh vào ngày 16/4/1947.
Từ đó về sau, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo lấy ngày này làm lễ tưởng niệm ông. Ngày này trở thành một trong ba ngày lễ lớn của Phật giáo Hòa Hảo. Sau năm 1975, ngày lễ này không được phép tổ chức công khai, chỉ có các tín đồ tự làm lễ tại nhà.
Vào ngày 8/9/2020, giáo phận Hưng Hóa đã tổ chức Thánh lễ kết thúc sứ vụ của Giám mục chính tòa Gioan Maria Vũ Tất, một chứng nhân của lịch sử Giáo hội Công giáo miền Bắc.
Cả cuộc đời ông đã thăng trầm cùng giáo phận Hưng Hóa. Ông có 33 năm làm linh mục, 10 năm làm giám mục chính tòa của giáo phận.
Phát biểu tại buổi lễ, Tổng Giám mục Giuse Vũ Văn Thiên nói giáo hội miền Bắc được xem như một thân thể bị đánh bầm dập sau cuộc di cư năm 1954. Trước đó, giáo hội miền Bắc là một giáo hội sống động, phồn thịnh, đầy hứa hẹn, dấn thân ngày càng sâu vào đời sống xã hội. Tuy nhiên, sự sôi động này hoàn toàn bị ngưng trệ từ sau năm 1954.
Ngài tổng giám mục cho rằng đến nay chính sách tôn giáo không thống nhất giữa chính quyền các tỉnh vẫn gây rất nhiều khó khăn cho sứ mệnh truyền giáo của giáo phận.
Ngày 25/11/2020, giáo họ Hầu Thào thuộc giáo phận Hưng Hóa đã cử hành một thánh lễ giản dị để cầu nguyện cho các tín hữu quá cố. Các tín hữu ở đây chủ yếu là người dân tộc bản địa.
Các tín đồ miền núi phía Bắc và khu vực Tây Nguyên không chỉ thiếu thốn về điều kiện sống mà điều kiện sinh hoạt tôn giáo cũng rất khó khăn, thêm vào đó là sự kiểm soát tôn giáo khắc nghiệt của chính quyền.
Vào tháng 2/2020, một nhà sư Khmer tên Seun Ty bị Công an huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng tịch thu hộ chiếu Campuchia do vi phạm Luật An ninh mạng.
“Họ thẩm vấn, ép tôi thú nhận đã vi phạm Luật An ninh mạng của Việt Nam, với lý do là khi còn ở Campuchia tôi đã đưa lên mạng tin tức của Đài Á châu Tự do (RFA), cụ thể là bài phỏng vấn ông Trần Manrinh, người đại diện của Liên đoàn Khmer Kampuchea-Krom (KKF). Lấy lý do này, họ buộc tội vi phạm Luật An ninh mạng”, ông Seun Ty nói với đài VOA.
Sau khi các tổ chức quốc tế lên tiếng, hai tuần sau ông được trả lại hộ chiếu. Các chức sắc, người hoạt động tôn giáo ở Việt Nam bị chính quyền kiểm soát rất gắt gao. Họ buộc phải chọn hoặc đứng về phía chính quyền, hoặc bị trừng phạt.
Tháng 2/2020, Hòa thượng Thích Quảng Độ đã qua đời ở tuổi 92. Ông đã không thấy được một ngày vui như ông từng mô tả: “Rồi ngày đó sẽ đến, ngày mà chính quyền không thể bịt miệng tất cả mọi người. Nhân dân sẽ vùng dậy như nước vỡ bờ, khi đó đất nước sẽ phải thay đổi, và một quá trình dân chủ sẽ bắt đầu”.
Hòa thượng Quảng Độ là một trong những chức sắc tôn giáo bị chính quyền áp bức nặng nề nhất. Ông bị cô lập 10 năm ở Thái Bình, bị giam cầm 5 năm, và bị giam lỏng tại một ngôi chùa đến tận lúc cuối đời. Ông là tăng thống (lãnh đạo tinh thần) thứ năm của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Đọc thêm: Hòa thượng Thích Quảng Độ: Một đời tranh đấu
Sau 12 ngày nhận quyết định ngừng mục vụ, nghĩa là không được cử hành nghi lễ tôn giáo nữa, Linh mục Đặng Hữu Nam đã rời giáo xứ Mỹ Khánh trong tiếng khóc thương của hàng trăm giáo dân.
Năm 2018, sau khi lãnh đạo các bà con ở Nghệ An khởi kiện Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh do làm ô nhiễm biển ở miền Trung, ông bị thuyên chuyển từ giáo xứ Phú Yên sang giáo xứ Mỹ Khánh. Trong thời gian ông quản nhiệm hai giáo xứ này, chính quyền tỉnh Nghệ An đã liên tục đề nghị giáo phận thuyên chuyển ông ra khỏi địa bàn tỉnh, và ngưng hoạt động mục vụ của ông.
Trở về nhà vào tháng 8/2020, sau khi được tha tù trước thời hạn, Mục sư A Đảo vẫn không được tự do. Ông cho biết công an đã đến nhà để ép ông từ bỏ Hội thánh Tin Lành Đấng Christ. Các tín đồ vì sợ bị công an làm khó dễ nên không dám đến sinh hoạt tôn giáo cùng ông.
Vào năm 2016, ông bị bắt sau khi trở về Việt Nam từ hội thảo tự do tôn giáo ở Đông Timor. Tháng 4/2017, ông bị tuyên án 5 năm tù giam vì tội tổ chức cho người khác vượt biên.
Linh mục Nguyễn Huyền Đức hiện đang xin chính quyền được trở về Việt Nam. Linh mục Đức từng là bề trên của Đan viện Thiên An. Ông là người bị chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế chỉ trích nặng nề trong cuộc xung đột đất đai giữa đan viện và chính quyền địa phương.
Năm 2016, Linh mục Đức sau khi nghi mình bị đầu độc đã sang châu Âu điều trị. Năm 2019, ông trở về nước sau lần điều trị thứ hai thì bị công an yêu cầu rời khỏi Việt Nam. Trong thời gian Linh mục Đức chữa bệnh ở châu Âu, chính quyền tỉnh Thừa Thiên – Huế cáo buộc ông đã có những hoạt động xuyên tạc, chống nhà nước Việt Nam ở nước ngoài.
Giải thưởng Stefanus 2020 được trao cho luật sư, tín đồ Phật giáo Hòa Hảo, nhà hoạt động tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển. Ông Truyển đang thụ án 11 năm tù giam vì tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Đây là giải thưởng được trao hai năm một lần của Liên minh Stefanus, một tổ chức nhân quyền và truyền giáo có trụ sở ở Na Uy.
Tổ chức Ki-tô giáo Toàn cầu (CSW) đã chúc mừng ông Nguyễn Bắc Truyển. Chủ tịch CSW Mervyn Thomas nói rằng lòng dũng cảm và sự kiên định tranh đấu của ông sẽ truyền cảm hứng cho tất cả mọi người.
Ông Jư, 56 tuổi, ông Lúp, 50 tuổi (ảnh trên) và anh Kưnh, 32 tuổi là ba người bị Công an tỉnh Gia Lai bắt giữ vào tháng 3/2020. Họ đã lẩn trốn trong rừng suốt tám năm qua. Sau khi bắt giữ, Công an tỉnh này đã nói với báo chí rằng cả ba người bị bắt vì theo tà đạo, tuyên truyền chống chính quyền. Các cán bộ sau khi tham gia vây bắt đã được khen thưởng.
Tuy nhiên, Công an tỉnh Gia Lai không buộc tội được họ và thả họ về nhà sau ba tháng giam giữ.
Không chỉ có ông Jư, Lúp hay anh Kưnh, rất nhiều người Thượng khác cũng từng lẩn trốn trong rừng như vậy. Vì sao họ phải mạo hiểm tính mạng của mình như thế?
Những người Thượng theo đạo Tin Lành đang tị nạn ở Thái Lan nói với Luật Khoa rằng công an ở Tây Nguyên không muốn họ tự do sinh hoạt tôn giáo. Công an thường đồng nhất giữa tự do sinh hoạt tôn giáo và hoạt động chống chính quyền. Người nào tìm cách sinh hoạt tôn giáo tự do thì công an sẽ tìm mọi cách để chèn ép và đe dọa họ, thậm chí là bắt giữ, khám xét nhà, và đánh đập họ. Họ thường phải trốn vào rừng để gia đình sắp xếp cho họ vượt biên hoặc tìm cách chạy sang một tỉnh khác để sinh sống.
Xem thêm: Khi Tây Nguyên không còn là nhà
Vào khoảng 15 giờ ngày 18/7/2020, một nhóm gồm 28 người trung niên đang ngồi nghe giảng Pháp Luân Công trong một ngôi nhà riêng thì một nhóm công an (Công an xã Cẩm Vịnh, Công an huyện Cẩm Xuyên, và Công an tỉnh Hà Tĩnh) đã vào nhà để lập biên bản buổi hội họp.
Đó rõ ràng là hành vi cản trở quyền tự do hiệp hội, tôn giáo và tín ngưỡng của công dân. Những người này tập luyện trong nhà và không ảnh hưởng gì đến trật tự công cộng.
Từ tháng 3/2020, chính quyền các tỉnh, thành đã gia tăng bắt giữ những người phổ biến Pháp Luân Công. Tính đến tháng 10/2020, ít nhất 66 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ và phạt hành chính chỉ vì các hoạt động như tổ chức nghe giảng tại nhà, phát tờ rơi hay lưu trữ các tài liệu của bộ môn này.
Xem thêm: Tập Pháp Luân Công có hợp pháp? Người tập nói có, chính quyền mập mờ
Vào tháng 6/2020, một vụ xung đột giữa các tín đồ Cao Đài đã xảy ra tại Thánh thất Hiếu Xương, tỉnh Phú Yên. Người ta tưởng rằng đó chỉ là xung đột trong nội bộ tôn giáo nhưng sự thực không hẳn như vậy.
Hội thánh Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh đã đi cùng cán bộ chính quyền đến ép buộc các tín đồ Thánh thất Hiếu Xương phải giao nộp thánh thất.
Vài tháng sau cuộc cưỡng ép giao nộp thánh thất không thành công, chính quyền tiếp tục mời các thành viên của Thánh thất Hiếu Xương lên làm việc, cảnh cáo rằng họ có thể bị buộc tội gây rối trật tự công cộng và yêu cầu họ phải sớm giao nộp thánh thất.
Vào cuối tháng 8/2020, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng được thăng chức thứ trưởng Bộ Nội vụ.
Đối với các tổ chức tôn giáo được nhà nước công nhận thì Ban Tôn giáo Chính phủ chính lại là “giáo hội của các giáo hội tôn giáo”. Ban này có đủ quyền lực để ảnh hưởng đến hoạt động nội bộ của các tổ chức tôn giáo.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân nói sự thăng tiến của ông Thắng là vinh dự lớn của các bộ, ban ngành liên quan, trong đó có Bộ Công an. Ông Thắng có 27 năm phục vụ ngành công an và giữ quân hàm thiếu tướng.
Một chiều mưa tháng 4/2020, các nữ tu Hội dòng Đa Minh Tam Hiệp cùng các cha thuộc tòa giám mục về thăm lại trường Thánh Giuse ngày nào của hội dòng tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Các nữ tu cho biết hiện nay hội dòng rất khó khăn về chỗ ở vì nhiều người về hưu cần nơi an dưỡng. Họ muốn chính quyền trả lại ngôi trường này để sửa sang làm chỗ cư trú mới nhưng thật sự không dễ dàng.
Năm 1976, chính quyền đã mượn ngôi trường trong 5 năm để làm trường dạy cán bộ. Nhưng sau 5 năm, chính quyền không trả lại cho hội dòng mà lại chuyển quyền sử dụng cho Bệnh viện Đa khoa Biên Hòa.
Đọc thêm: 10 trường học Công giáo chính quyền mượn, lấy nhưng không chịu trả
Trong bức ảnh trên, người ngồi bên trái là Thiếu tá Vũ Văn Hưng, Trưởng Công an huyện Mường Nhé, tỉnh Điện Biên, trong một chuyến đi vận động người dân không theo các tôn giáo mới.
Trong năm 2019 và 2020, báo chí nhà nước đưa tin rằng các tà đạo như đạo Giê Sùa và Bà Cô Dợ phát triển mạnh mẽ ở khu vực Tây Bắc. Nhiều cơ quan nhà nước ở khu vực này đang được huy động để chống lại các tôn giáo mới, trong đó có hoạt động “vận động người dân không theo các tà đạo”.
Chuyện xảy ra ở giáo xứ Đồng Đinh, tỉnh Ninh Bình, có thể là câu chuyện tôn giáo dở khóc dở cười nhất trong năm nay. Câu chuyện này có thể chỉ ra hai điều mà các cộng đồng tôn giáo đang phải chịu đựng: quy định đất đai bất hợp lý, và sự xem thường đối với các tín đồ và cơ sở tôn giáo.
Cuối tháng 5/2020, giáo dân giáo xứ Đồng Đinh đã phải dựng hàng rào thép, đặt nhiều tượng thánh trong khu đất của mình để phản ứng trước quyết định kỳ quặc của chính quyền.
Mọi chuyện bắt đầu từ tháng 5/2019 khi giáo xứ Đồng Đinh làm đơn xin chính quyền mở rộng khuôn viên của nhà thờ. Theo đó, khu đất của nhà thờ sẽ được mở rộng sang khu đất bên cạnh mà các giáo dân đã tặng cho nhà thờ.
Để đúng quy trình pháp luật, giáo dân đồng ý bàn giao đất của mình cho nhà thờ gián tiếp qua chính quyền địa phương. Đến tháng 5/2020, khi chính quyền nhận được đất thì họ không chịu giao cho nhà thờ mà thông báo sẽ làm một con đê ngăn lũ trên khu đất này. Nhưng con đê ngăn lũ đó lại nằm giữa đất nhà thờ và đất của giáo dân muốn tặng cho nhà thờ.
Theo báo Công an Gia Lai, ngày 4/7/2020, Công an huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai đã đưa một người Thượng tên Puih Hơng, 40 tuổi, ra “kiểm điểm trước dân” tại làng Châm, xã Ia Grăng.
Ông Puih Hơng bị cho là đã “tuyên truyền Tin Lành Đề Ga”, “xuyên tạc chính sách tôn giáo, chính sách đại đoàn kết dân tộc”, và nhiều lần vượt biên sang Campuchia.
Hàng chục năm qua, hình thức chính quyền “đấu tố công khai” làm nhục người khác như thế này vẫn được tiến hành ở Tây Nguyên, nhằm vào các tín đồ theo đạo Tin Lành.
Liên tiếp trong hai ngày 10 và 11/8/2020, các đan sĩ thuộc Đan Viện Thiên An phải cầu nguyện trong tiếng hò hét của một nhóm người biểu tình. Đám đông đã biểu tình phản đối đan viện lấn chiếm đất đai của họ. Các đan sĩ cho rằng những cán bộ chính quyền địa phương đã tổ chức cuộc biểu tình này.
Sau năm 1975, các đan sĩ Thiên An vẫn chưa tìm thấy được sự bình yên khi 107 hecta đất của đan viện bị chính quyền từ địa phương đến trung ương lấn chiếm dần. Trong đó, có 49 hecta đất của đan viện đã trở thành một công viên bỏ hoang, không một bóng người.
Xem thêm: 45 năm đất Đan viện Thiên An dưới tay chính quyền
Vào ngày 25/11/2020, Tổng Liên hội Hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) đã thông báo hoãn đại hội giáo phẩm vì chưa có giấy phép từ Ban Tôn giáo Chính phủ.
Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ yêu cầu hội thánh thực hiện theo Điều 34 của Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, tức là hội thánh phải trình Ban Tôn giáo Chính phủ danh sách ứng cử viên Hội đồng Giáo phẩm, và danh sách đó phải được ban này đồng ý thì mới được tổ chức đại hội.
Hội thánh cho biết, từ trước đến nay họ vẫn tổ chức bầu hội đồng giáo phẩm theo hiến chương đã được nhà nước công nhận, bầu cử trước rồi trình danh sách trúng cử sau. Họ cho rằng đại hội không thể tổ chức được nếu trình danh sách ứng cử viên trước khi tổ chức bầu cử.