Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
“Nước Việt Nam đời đời vĩnh hằng
Có Ngọc Phật – Chí Minh – Ái Quốc”
(Trích đoạn kinh cầu, 2010)
Quá trình toàn cầu hóa tại Việt Nam khiến các tôn giáo lớn như Phật giáo và Thiên Chúa giáo cùng những ngày lễ trọng đại của mình lấn át sự phát triển lặng thầm phía sau của các tôn giáo bản địa. Tuy nhiên, bỏ quên chúng sẽ thật sai lầm.
Ở một mặt nào đó, các tôn giáo nội địa là nơi phản ánh chính xác nhất và rõ ràng nhất động lực của niềm tin tín ngưỡng trong quần chúng nhân dân, cùng với đó là nội hàm của sự phát triển trong các mối quan hệ xã hội.
Đạo Phật Ngọc Hồ Chí Minh (Way of Ho Chi Minh Jade Buddha – tạm gọi là Đạo Hồ Chí Minh kể từ đây) là một trong số những ví dụ rất điển hình để tìm hiểu nguồn lực của đời sống tín ngưỡng của một phần đáng kể người dân Việt Nam. Cho đến nay vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức, hay thậm chí là sản phẩm báo chí chính thống nào hoàn chỉnh về tôn giáo có tên gọi kỳ lạ này.
Trong khuôn khổ phát triển của chương trình nghiên cứu “Những khung trời của Tự do Tôn giáo: Điều chỉnh Tôn giáo trong đa dạng xã hội (Boundaries of Religious Freedom: Regulating Religion in Diverse Societies), Tiến sĩ Hoàng Văn Chung cho chúng ta một cái nhìn rõ ràng hơn và sâu sắc hơn về sự phát triển của Đạo Hồ Chí Minh với Chương 4 của quyển “New Religions and State’s Response To Religious Diversification in Contemporary Vietnam”, do nhà xuất bản Springer ấn hành.
TS. Hoàng Văn Chung hiện là Trưởng phòng Nghiên cứu Lý luận và Chính sách Tôn giáo của Viện Nghiên cứu Tôn giáo, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, một cơ quan thuộc chính phủ. Ông lấy bằng tiến sĩ xã hội học từ Đại học La Trobe (Úc) năm 2014, và từng là học giả của Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore).
Một điểm cần lưu ý là dù được xuất bản vào năm 2017, các dữ liệu đi kèm trong phần nghiên cứu Đạo Hồ Chí Minh dừng lại ở khoảng năm 2011 – 2012. Vì vậy, có độ vênh nhất định về những thông tin mà tác giả cung cấp với thực trạng của tôn giáo này trong hiện tại.
Theo nghiên cứu, Madam Xoan sáng lập nên Đạo Ngọc Phật Hồ Chí Minh tại Đền Hòa Bình (nay đã được nâng cấp thành Điện Hòa Bình) vào ngày 1 tháng 1 năm 2001.