Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bạn có thể ngạc nhiên, nhưng đại hội toàn quốc chính là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng.
Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản Việt Nam có thể coi là một trong những sự kiện quan trọng nhất của đời sống chính trị Việt Nam. Bài viết này sẽ trả lời một số câu hỏi căn bản nhất về sự kiện này.
Đại hội toàn quốc, gọi đầy đủ phải là đại hội đại biểu toàn quốc, là “cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam”. Điều này được ghi rõ trong Điều lệ Đảng, văn bản có giá trị hiệu lực cao nhất về mặt tổ chức của Đảng Cộng sản.
Tại sao một đại hội lại là “cơ quan” được? Vốn ta thường chỉ biết đến các cơ quan thường trực, tồn tại liên tục, có địa chỉ cụ thể. Nhưng còn một loại cơ quan quản lý nữa trong một tổ chức, đó là các cơ quan tồn tại trong một thời gian ngắn, chịu trách nhiệm ra một số quyết định không thường xuyên. Đại hội là một loại cơ quan như vậy.
Dự kiến, Đại hội 13 sẽ kéo dài chín ngày, từ 25/1 đến 2/2, tại Hà Nội.
Các đại hội đảng xưa nay kéo dài từ bốn ngày đến chín ngày.
5 năm một lần?
Không hẳn. Trong lịch sử kéo dài đến nay đã gần tròn 91 năm của mình, Đảng Cộng sản Việt Nam mới chỉ tổ chức 12 đại hội, kỳ tháng 1-2/2021 là kỳ thứ 13, nghĩa là trung bình bảy năm một lần.
Kể từ Đại hội Toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay, đại hội mới diễn ra đều đặn 5 năm một lần. Các kỳ trước đó tổ chức rất thất thường vì nhiều lý do (1935, 1951, 1960, 1976, 1982).
Là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam theo Điều lệ Đảng, về mặt hình thức, đại hội toàn quốc là nơi đưa ra những quyết định quan trọng nhất của tổ chức này, bao gồm:
Không có bầu tổng bí thư? Đúng vậy, chức tổng bí thư không phải do đại hội toàn quốc bầu ra. Ta sẽ xem xét vấn đề này ở phần sau của bài.
Đại hội 13 sẽ có 1.590 đại biểu tham dự. Có thể chia nhóm số đại biểu này theo nhiều cách khác nhau.
Theo cách thức tham dự: 194 đại biểu đương nhiên, 1.381 đại biểu được bầu và 15 đại biểu được chỉ định.
Theo khối đảng bộ: các đoàn đại biểu đại diện cho đảng bộ các tỉnh, thành; khối các cơ quan trung ương; khối doanh nghiệp trung ương; quân đội; công an; v.v.
Theo cơ cấu: thành phần tham dự đại hội thường đảm bảo một cơ cấu nhân sự nhất định dựa trên các tiêu chí về thành phần xã hội (giai cấp, vùng miền, giới tính, sắc tộc, tôn giáo, ngành nghề, v.v.). Các nhóm cơ quan, ban ngành, tổ chức (chính quyền, đoàn thể, doanh nghiệp) cũng đều có đại diện đi dự.
Về việc này, cần tham khảo Quyết định 244-QĐ/TW về quy chế bầu cử trong đảng.
Nhân sự được đưa ra biểu quyết ở đại hội là một danh sách ứng cử viên cho chức ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Danh sách này do Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu. Ngoài ra, các đoàn đại biểu có thể đề cử người ngoài danh sách trên ngay tại đại hội.
Do cơ chế và văn hóa làm việc của Đảng Cộng sản là cơ chế tập thể, gần như không có khả năng có người tự ứng cử, mặc dù quy chế cho phép. Mọi ứng cử viên đều phải được tập thể một đoàn đại biểu nào đó nhất trí giới thiệu ra đại hội.
Đại hội 13 sẽ bầu ra khoảng gần 200 ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, trong đó có một thiểu số rất nhỏ (khoảng 20) ủy viên dự khuyết. Đây là phương án được Ban Chấp hành Trung ương thống nhất trình ra đại hội. Con số cụ thể sẽ do đại hội quyết định.
Ban Chấp hành Trung ương cũng là một cơ quan không thường trực của Đảng Cộng sản, họp mỗi năm 3-4 lần. Mỗi lần họp như vậy gọi là “hội nghị trung ương đảng”, đưa ra những quyết định lớn cả về chính sách lẫn nhân sự của đảng giữa hai kỳ đại hội. Trên thực tế, đây là “đấu trường” chính, có quyền lực rộng lớn trong đảng.
Cũng trong thời gian diễn ra đại hội, các ủy viên trung ương mới được bầu sẽ nhóm họp (hội nghị lần thứ nhất) để bầu ra các ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Danh sách ứng cử viên sẽ bao gồm những người được Ban Chấp hành Trung ương khóa trước giới thiệu và những người ứng cử hoặc được đề cử tại hội nghị.
Cũng tại hội nghị này, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu ra tổng bí thư theo danh sách ứng cử, đề cử.
Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ cũng có thể giới thiệu người và đề xuất tiêu chuẩn lựa chọn vị trí này. Điều lệ Đảng nói rõ “Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số ủy viên Bộ Chính trị…”.
Sau đại hội, Bộ Chính trị sẽ họp và phân công công tác các ủy viên Bộ Chính trị. Ai làm ủy viên thường trực, ai làm bí thư thành ủy Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, ai làm trưởng các ban đảng… sẽ được quyết định sau đại hội.
Khả năng cao là không. Có mấy lý do.
Lý do chính của việc này là quá trình bầu đại biểu đi dự đại hội sẽ do Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ quyết định, từ quy chế cho đến khâu triển khai. Tiêu chuẩn nhân sự Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị và tổng bí thư khóa mới hầu như đã được các cơ quan đảng khóa cũ quyết định. Hội nghị 14 của Ban Chấp hành Trung ương vừa kết thúc ngày 18/12/2020, tức là chỉ hơn một tháng trước đại hội, đã gần như hoàn chỉnh phương án nhân sự để trình đại hội. Sẽ còn một hội nghị nữa diễn ra trước đại hội để ra quyết định sau cùng.
Lấy ví dụ: Đại hội X năm 2006 cần bầu ra 160 ghế ủy viên chính thức của Ban Chấp hành Trung ương. Trong danh sách 207 ứng cử viên được thông qua, số lượng do Ban Chấp hành khóa trước đề cử lên đã là 174 người (84%). Chỉ 31 người được các đoàn đại biểu đề cử tại đại hội, và vỏn vẹn hai người tự ứng cử.
Do đó, mức độ can thiệp của Ban Chấp hành Trung ương và Bộ Chính trị khóa cũ vào nghị trình của đại hội là rất cao, đến mức có thể xem như đại hội là nơi hợp thức hóa các quyết định và thỏa thuận dàn xếp quyền lực của nhân sự khóa cũ. Khả năng đại hội ra quyết định ngược lại hoặc khác đi so với phương án Ban Chấp hành Trung ương trình là rất thấp.
Ngoài ra, lấy lý do là nguyên tắc tập trung dân chủ, đại hội bầu xong Ban Chấp hành Trung ương thì gần như là họ… hết nhiệm vụ chính trị của mình. Tất cả các quyết định chính trị quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, từ nhân sự cho đến định hướng phát triển kinh tế, chính trị, quốc phòng… đều được xây dựng bên trong “thâm cung”, vốn hoàn toàn nằm ngoài tầm với của các đoàn địa phương.
Đại hội toàn quốc của Đảng Cộng sản bao giờ cũng diễn ra vài tháng trước tổng tuyển cử, lần này là bốn tháng. Thông thường, kết quả bầu nhân sự ở đại hội đảng, cụ thể là các ủy viên Ban Chấp hành Trung ương, sẽ quyết định kết quả bầu cử Quốc hội và kết quả bầu các vị trí chủ chốt của chính quyền.
Khi đại hội đảng kết thúc, các vị trí chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch Quốc hội coi như đã an bài. Cuộc tổng tuyển cử, đến lượt mình, đóng vai trò hợp thức hóa quyết định của Đảng Cộng sản.