Tuần tin: Vương Đình Huệ, Võ Văn Thưởng ‘hạ cánh’ chưa an toàn
Các sự kiện nổi bật: * Kỷ luật ông Vương Đình Huệ; tạm hoãn xử lý ông Võ Văn Thưởng * Việt
Một đại tá công an về phụ trách tôn giáo, trong khi Quốc hội Đức để ý đến Việt Nam.
Những năm qua, Việt Nam đã gặp nhiều rắc rối với nước Đức. Sắp tới có thể có thêm một rắc rối nữa, khi Quốc hội Liên bang Đức tổ chức điều trần về báo cáo tự do tôn giáo quốc tế vào ngày 14/4/2021, trong đó có đề cập đến tình hình tôn giáo đầy quan ngại ở Việt Nam.
Nước Đức rất nghiêm túc về phiên điều trần này.
Trong thông cáo báo chí về báo cáo tự do tôn giáo quốc tế năm 2020, Tiến sĩ Gerd Müller, Bộ trưởng Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức nói rằng: “Đối với những quốc gia trong một thời gian dài không có tiến triển gì [về tự do tôn giáo], chúng tôi không đơn thuần chỉ duy trì hợp tác giữa chính phủ với chính phủ. Thay vào đó, chúng tôi sẽ chuyển sang củng cố xã hội dân sự và hỗ trợ các hoạt động nhân đạo của các giáo hội [ở nước đó]”.
Tiến sĩ Müller lấy ví dụ Myanmar để chứng minh rằng nước Đức đã nói là sẽ làm. Ông cho biết Đức đã cắt đứt quan hệ hợp tác với chính phủ Myanmar, chuyển sang hỗ trợ trực tiếp các nạn nhân người Hồi giáo Rohingya từ Myanmar sang Bangladesh tị nạn sau cuộc diệt chủng sắc tộc của quân đội Myanmar.
Suốt nhiều thập niên qua, các tổ chức quốc tế cho rằng chính quyền Việt Nam đã không tạo ra cải thiện đáng kể nào đối với quyền tự do tôn giáo.
Báo cáo tự do tôn giáo quốc tế đã được nội các Liên bang Đức thông qua vào ngày 28/10/2020. Trong báo cáo này, Việt Nam bị cáo buộc liên quan đến nhiều vụ đàn áp nghiêm trọng, có hệ thống đối với các tín đồ tôn giáo.
Báo cáo đã nhắc đến những vụ việc đàn áp các tín đồ theo đạo Dương Văn Mình ở Đông Bắc, các tín đồ Tin Lành ở khu vực Tây Nguyên, các tín đồ muốn sinh hoạt độc lập của các tôn giáo như Cao Đài, Hòa Hảo, Công giáo. Báo cáo cũng nói rằng Giáo hội Công giáo ở Việt Nam nhiều năm qua gặp rất nhiều khó khăn với những quy định pháp luật mơ hồ, được đặt ra để quản lý các hoạt động phi lợi nhuận và từ thiện của các cộng đồng tôn giáo.
Việc trừng phạt nặng nề đối với tín đồ tôn giáo cũng được nêu ra. Báo cáo ghi nhận rằng tình trạng bạo lực đối với các tín đồ tôn giáo dưới nhiều hình thức khác nhau vẫn tiếp diễn.
Tù nhân lương tâm Phan Văn Thu, 73 tuổi, người bị tuyên án nặng nhất trong vụ án Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn, đang gặp nhiều khó khăn về sức khỏe và cần được hỗ trợ y tế sớm nhất.
Vợ ông Thu cho biết, từ khi chuyển trại giam vào năm 2017 thì sức khỏe của ông Thu liên tục suy giảm. Ông Thu có tiền sử nhiều bệnh trước khi bị bắt vào năm 2012, bao gồm: tiểu đường, suy tim, cao huyết áp, và thấp khớp. Bác sĩ xác định rằng ông Thu cần được điều trị thường xuyên tại bệnh viện.
Trong đơn yêu cầu gửi đến trại giam Gia Trung, tỉnh Bình Định về việc hỗ trợ y tế cho chồng mình, vợ ông Thu đã nhắc lại sự việc ông phải đi cấp cứu khi đang thụ án tù vào năm 2018.
Vợ ông Thu đã yêu cầu trại giam phải cho ông Thu xét nghiệm toàn diện trong thời gian sớm nhất, đưa ra pháp đồ điều trị cụ thể.
Vụ án Hội đồng Công luật Công án Bia Sơn được xét xử sơ thẩm vào tháng 2/2013. Đây có lẽ là vụ án liên quan đến quyền tự do tôn giáo có nhiều bị cáo nhất trong lịch sử tư pháp của Việt Nam. 22 thành viên của tổ chức này đã bị tuyên án rất nặng từ 10 năm đến chung thân. Ông Phan Văn Thu, người lãnh đạo tổ chức, bị tuyên mức án nặng nhất là chung thân.
Theo báo chí nhà nước, tòa án kết tội các thành viên đã hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Trong khi đó, một thành viên của tổ chức này cho biết họ chỉ hoạt động thuần túy tôn giáo.
Bạn sẽ làm gì nếu muốn sinh hoạt tôn giáo theo luật định nhưng chính quyền xã không chấp nhận đơn đăng ký?
Theo trang tin Người Thượng Vì Công Lý, ngày 20/2/2021, các thành viên Hội thánh Tin Lành Đấng Christ ở tỉnh Đắk Lắk đã bị công an cấm sinh hoạt tôn giáo.
Một video dài một phút 30 giây được trang tin này đăng lên mạng xã hội. Trong video, hai công an đang lập biên bản về việc “sinh hoạt tôn giáo trái phép” của các thành viên hội thánh.
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo 2016 quy định các cá nhân cần đăng ký điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung với chính quyền xã. Công an xem những nhóm hoạt động tôn giáo mà chưa đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung là vi phạm pháp luật.
Tuy nhiên, chính quyền đã công khai phân biệt đối xử đối với Hội thánh Tin Lành Đấng Christ. Một thành viên của hội thánh cho biết chính quyền xã từ chối cấp đăng ký điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung cho nhóm của anh.
Trang tin Người Thượng Vì Công Lý cho biết một người Thượng theo đạo Tin Lành đã bất ngờ bị công an bắt khi trên đường đưa con đi học vào ngày 26/2/2021.
Theo đó, người bị bắt giữ là anh Y Thinh Niê, 42 tuổi, cư trú tại buôn Drai Sí, xã Ea Tar, huyện Cư Mgar, tỉnh Dak Lak.
Hai hôm trước khi bị bắt, công an đã đến nhà anh Niê để mời anh lên đồn công an làm việc nhưng anh từ chối vì không có giấy mời.
Trang tin cũng cho biết lý do Niê bị bắt có liên quan đến việc anh đã chụp ảnh kỷ niệm Ngày Quốc tế Tưởng niệm các Nạn nhân bị Bạo hành vì Lý do Tôn giáo hay Niềm Tin (22/8/2020) và Ngày Nhân quyền Quốc tế (10/12/2020).
Ngày 3/2/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã có thêm một phó trưởng ban mới. Tuy nhiên, tất cả các kênh nhà nước đưa tin về lễ nhậm chức đều tránh nói về xuất thân của người cán bộ này.
Phó trưởng ban mới của Ban Tôn giáo Chính phủ (BTGCP) là đại tá công an Nguyễn Tiến Trọng. Trước khi được bổ nhiệm vào BTGCP, ông Trọng giữ chức phó cục trưởng của Cục An ninh Nội địa, Bộ Công an.
Cục An ninh Nội địa là cục chống phản động, khủng bố, trong đó có các hoạt động an ninh đối với lĩnh vực tôn giáo.
Nhân thân của ông Trọng cũng như các lãnh đạo của BTGCP không được công khai chi tiết. BTGCP chỉ cho biết ông Trọng là người Kinh, không có tôn giáo, quê ở Bắc Giang, tốt nghiệp cử nhân trinh sát an ninh. BTGCP không công khai các chức vụ, đơn vị công tác trước kia của ông Trọng.
Tháng 2/2010, Thiền sư Thích Nhất Hạnh – một trong những nhà sư được công chúng Việt Nam kính trọng – đã đưa ra 12 đề nghị gửi đến chính quyền vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long.
Trong 12 đề nghị này, có hai đề xuất liên quan đến tự do tôn giáo.
Thứ nhất, ông kiến nghị ân xá cho những tù nhân, trong đó có những tù nhân bị buộc tội vì đã “góp ý cho chính quyền, kêu gọi đa nguyên, đa đảng, đa giáo hội, kêu gọi tự do tôn giáo, tự do ngôn luận”.
Thứ hai, ông kêu gọi các chức sắc Phật giáo trong và ngoài nước cùng hiệp lực “lập lại một giáo hội Phật giáo dân lập, hoàn toàn đứng ngoài chính trị”.
Thiền sư Thích Nhất Hạnh đã bị cấm trở về nước từ sau chuyến đi vận động hòa bình cho Việt Nam vào năm 1966. Cho đến năm 2005, ông mới được cho phép trở về Việt Nam. Sau khi được trở về nước, sách của ông bắt đầu được xuất bản, trừ những cuốn sách đề cập đến chuyện tự do tôn giáo, chính trị.
Trong những lần trở về, ông đã đề nghị với chính quyền để thực hiện những cải cách chính trị, tôn giáo mà ông nghĩ là cần thiết, nhưng cho đến nay, chính quyền vẫn tiếp tục dùng những chính sách khắc nghiệt để kiểm soát tôn giáo.
Theo tổ chức nhân quyền The 88 Project, chính quyền đang giam giữ khoảng 73 người vì hoạt động tôn giáo và tranh đấu cho quyền tự do tôn giáo.
Tháng 3/2014, một người H’mông tên Hoàng Văn Sang bị Tòa án Nhân dân huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang, tuyên án 18 tháng tù giam theo Điều 258 của Bộ Luật Hình sự – tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, tổ chức và công dân.
Luật sư Trần Thu Nam, người bào chữa cho ông Sang, đã phản đối hoàn toàn quyết định của tòa. Luật sư Nam cho rằng ông Sang không thể bị tuyên tội danh hình sự theo Điều 258 vì những việc ông làm với một số người H’mông.
Theo Luật sư Nam, ông Sang và một số người H’mông khác theo đạo Dương Văn Mình đã cùng đồng ý quyên góp tiền để xây dựng một nhà mồ. Ông Sang nhận lãnh trách nhiệm mua vật liệu xây nhà. Chỉ vì vậy mà ông phải lãnh án 18 tháng tù giam.
Khoảng một tuần sau phiên tòa của ông Sang, một phiên tòa xét xử ba người H’mông theo đạo Dương Văn Mình được mở tại huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang.
Theo RFA, sáng hôm đó, công an đã chặn các ngả đường từ những ngôi làng có người theo đạo Dương Văn Mình đến tòa án. Nhưng họ không thể chặn tất cả con đường mòn dẫn đến tòa án. Khoảng 150 người H’mông đã đi đường tắt trong 4 tiếng đồng hồ để biểu tình trong lúc tòa xét xử.
Giống như ông Sang, ba người này cũng bị tuyên án theo Điều 258 với ba bản án khác nhau: 24 tháng tù giam, 18 tháng tù giam và 15 tháng tù giam.
Đã sáu năm trôi qua, người H’mông vẫn kiên quyết theo đạo Dương Văn Mình, bất kể việc chính quyền duy trì những cách thức đàn áp nặng nề đối với họ.
Theo Bộ Ngoại giao Đức, vào tháng 10/2018, các tín đồ theo đạo Hà Mòn ở 68 khu dân cư đã cầu cứu Liên Hiệp Quốc, Liên minh Châu Âu và Mỹ.
Báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ về tôn giáo cho biết năm 2019, công an đã dùng roi điện, súng trường tự động tấn công một nhóm tín đồ đạo Dương Văn Mình đang tổ chức lễ hội Tết Nguyên đán. Vụ việc xảy ra tại xóm Nà Héng, xã Nam Quang, huyện Bảo Lâm, tỉnh Cao Bằng.
Theo báo chí Việt ngữ nước ngoài (RFI, Người Việt), đạo Dương Văn Mình xuất hiện từ những năm 1980. Mục đích chủ yếu của đạo là nhằm cải thiện những hủ tục tín ngưỡng của người H’mông về tang lễ, cưới xin theo hướng tiến bộ hơn, vệ sinh hơn. Đạo do ông Dương Văn Mình, đang cư trú ở tỉnh Tuyên Quang, sáng lập.
Một công trình quan trọng của đạo này là xây dựng những ngôi nhà với diện tích nhỏ, gọi là “nhà đòn”. Trong ngôi nhà có một số vật dụng như Thánh giá, con cóc và chim én được làm bằng gỗ để phục vụ cho việc làm lễ.
Những ngôi nhà này đã bị chính quyền Việt Nam phá hủy với lý do xây dựng không xin phép, tuyên truyền tà đạo. Chính quyền và báo chí nhà nước cho rằng đạo Dương Văn Mình là tà đạo. Lý do họ đưa ra là đạo này tuyên truyền người dân không cần lao động, không cần học hành, phá hoại tập tục truyền thống, hình thành các nhóm người dân không tuân thủ chính sách tôn giáo, xã hội của chính quyền.
Trong khi đó, các tín đồ đạo Dương Văn Mình nói với báo chí nước ngoài rằng đạo của họ liên quan đến việc cải biến các nghi lễ thờ cúng người chết.
Một bài phát thanh của Cục truyền thông Công an Nhân dân vào năm 2020 cho biết có khoảng 8 nghìn người H’mông ở bốn tỉnh (Tuyên Quang, Bắc Cạn, Cao Bằng, và Thái Nguyên) đang theo đạo Dương Văn Mình.