Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Cuộc tranh chấp điển hình nhất, dai dẳng nhất về chủ quyền lãnh thổ.
Lịch sử xung đột giữa người Israel và người Palestine có lẽ là một câu chuyện có nhiều góc nhìn phân cực còn hơn cả chiến tranh Việt Nam, theo nhận định riêng của người viết. Cách một người hiểu về xung đột này hoàn toàn lệ thuộc vào việc người đó có cảm tình với người Do Thái hay với thế giới Arab.
Tranh chấp Israel – Palestine được xem là cuộc tranh chấp điển hình nhất, nhưng dai dẳng nhất liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới, xung đột vũ trang và phi thực dân hóa… trong quan hệ quốc tế. Trong bài viết này, người viết hy vọng cung cấp được một lượng thông tin vừa phải, được trung tính hóa qua lăng kính pháp luật quốc tế, nhằm góp phần giúp các cuộc thảo luận tại Việt Nam về chủ đề này mang tính xây dựng hơn.
Người viết nhận thức được rằng các yếu tố đồng minh và địa chính trị, như việc Israel là bạn “vào sinh ra tử” của Hoa Kỳ tại Trung Đông, và việc Palestine là anh em “giọt máu đào” của cả Liên Hiệp Arab (Arab League) lẫn Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (Islamic Cooperation Organization – ICO) hùng mạnh là lý do quan trọng khiến cho xung đột giữa hai thực thể kéo dài đến tận ngày nay.
Tuy nhiên, chỉ biết cúi đầu chấp nhận trước tư duy “cá lớn nuốt cá bé” chưa bao giờ là cách mà lịch sử, pháp luật và sự tiến bộ của nhân loại chuyển động, tiến hóa. Có hiểu biết và có nhìn nhận sâu sắc về sự kiện này thông qua lăng kính pháp lý mới có thể giúp người Việt Nam nhìn nhận nghiêm túc hơn về công lý quốc tế và một trật tự pháp lý quốc tế bình đẳng.
Có thể sẽ có học giả mang hai học thuyết là thuyết cấu thành (constitutive theory) và thuyết tuyên bố (declaratory theory) để bàn về tính chính danh và sự tồn tại của một quốc gia.