Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Chính quyền Việt Nam được đánh giá là vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách có hệ thống.
Mục lục đưa bạn đến thông tin cần đọc:
Trong phúc trình mới nhất về tự do tôn giáo, Uỷ ban Tự do Tôn giáo Quốc tế của Hoa Kỳ (USCIRF) đề nghị đưa Việt Nam trở lại danh sách các quốc gia cần quan tâm đặc biệt (Country of Particular Concern – CPC).
Những chính phủ tham gia hay dung túng cho những vi phạm đặc biệt nghiêm trọng về quyền tự do tôn giáo sẽ được đưa vào danh sách CPC. Đối với các quốc gia nằm trong danh sách này, Quốc hội Hoa Kỳ sẽ đưa ra những chính sách phi kinh tế trước khi dùng các biện pháp kinh tế để chấm dứt vi phạm.
USCIRF đánh giá tình hình tự do tôn giáo năm 2020 của Việt Nam u ám như năm 2019. Chính phủ Việt Nam tiếp tục thực thi Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo trái với những chuẩn mực nhân quyền của quốc tế, vi phạm quyền tự do tôn giáo một cách có hệ thống.
Cơ quan này đã liệt kê hàng loạt các hoạt động trấn áp, cản trở quyền tự do tôn giáo đối với các nhóm tôn giáo độc lập lẫn được chính phủ công nhận trong năm 2020.
Những nhóm thiểu số theo các tôn giáo, giáo phái mới ở vùng đồi núi, các chức sắc Phật giáo, Cao Đài độc lập, Tin Lành, giáo sĩ Công giáo, tù nhân lương tâm là nạn nhân của chính sách tôn giáo khắc nghiệt của chính quyền Việt Nam.
Những vụ việc cụ thể về đàn áp tôn giáo năm 2019 mà USCIRF đề cập:
Đầu tháng 4/2021, ông Vũ Chiến Thắng, Thứ trưởng Bộ Nội vụ, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, khẳng định cần ngăn chặn các “tà giáo” hoạt động trái pháp luật, gây ảnh hưởng đến đời sống xã hội.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết các hệ phái, giáo phái, hiện tượng tôn giáo trái pháp luật đã xuất hiện ở nhiều địa phương.
Theo đó, trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ đề ra hai giải pháp để đối phó với các tôn giáo mới.
Thứ nhất, ban tôn giáo địa phương cần phối hợp với các cơ quan khác như công an để ngăn chặn kịp thời các hoạt động tôn giáo trái phép.
Thứ hai, các tôn giáo đã được nhà nước công nhận phải có trách nhiệm hướng người dân tham gia các tôn giáo của mình.
Không có chỗ cho tôn giáo mới ở Việt Nam là thông điệp xuyên suốt của chính quyền trong những năm qua.
Vào tháng 4/2021, báo Tuyên Quang cũng cho biết tỉnh này hiện có nhiều hoạt động tôn giáo mới có tính chất mê tín dị đoan, lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống đối chính quyền.
Hoạt động của các tôn giáo mới là vấn đề không được đề cập bằng nhiều góc độ. Báo chí viết về các hiện tượng tôn giáo mới theo quan điểm của chính quyền, chủ yếu là tuyên truyền chống lại các hoạt động tôn giáo chưa được chính quyền chấp nhận.
Các tôn giáo mới đang xuất hiện ngày càng đa dạng ở Việt Nam. Tuy nhiên, quan điểm cứng rắn của chính quyền đã khiến tín đồ của các tôn giáo mới phải hoạt động lén lút, không thể đăng ký hoạt động hợp pháp.
Việt Nam có các quy định về đăng ký hoạt động tôn giáo nhưng phần lớn vẫn phụ thuộc vào quan điểm chủ quan của chính quyền về việc có chấp nhận một tôn giáo nào đó hay không.
Có ba lý do thường được chính quyền nêu ra để bác bỏ các tôn giáo mới. Thứ nhất, các tôn giáo mới có hoạt động tuyên truyền mê tín dị đoan. Thứ hai, các tôn giáo mới có giáo lý, quan niệm khác với các tôn giáo được nhà nước công nhận, trái với thuần phong mỹ tục, lệch lạc văn hóa. Thứ ba, các tôn giáo mới có màu sắc chính trị (như Pháp Luân Công).
Tháng 4/2021, báo chí nhà nước tiếp tục điều tra hoạt động của Câu lạc bộ Tình Người (CLB TN), một tổ chức hoạt động tâm linh dưới danh nghĩa một doanh nghiệp tư nhân.
Các sự kiện đáng chú ý liên quan đến tổ chức này đã được chúng tôi tóm tắt trong các bản tin gần đây.
CLB TN gần đây đã được Ban Tôn giáo Chính phủ, các cơ quan nhà nước cáo buộc là tuyên truyền mê tín dị đoan, hoạt động lừa đảo.
Lần này, báo Đại Đoàn Kết (cơ quan của Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) khẳng định một số đảng viên, cán bộ nhà nước cấp thấp cũng như cấp cao là thành viên của câu lạc bộ này.
“Thông tin của Đại Đoàn Kết cho thấy, danh sách tham gia CLB cũng có nguyên phó chủ tịch thành phố Hà Nội và cả những lãnh đạo đang tại chức nắm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống chính quyền”, báo Đại Đoàn Kết khẳng định.
Ngoài ra, tờ báo này còn nêu ra các giảng viên, cán bộ (không nêu tên cụ thể) của hàng loạt các trường đại học, học viện, trường phổ thông tham gia câu lạc bộ này.
Tờ báo đã yêu cầu cơ quan đảng, tổ chức nhà nước phải “nhanh chóng xử lý vi phạm” vì đã tham gia, tuyên truyền cho một tổ chức mê tín dị đoan.
Cuối tháng 4/2021, cộng đồng tôn giáo Bà-ni lên tiếng mạnh mẽ trên mạng xã hội về việc họ phải kê khai theo Islam hoặc ghi là tôn giáo khác khi làm thẻ căn cước mới.
Theo đó, tôn giáo Bà-ni không phải là tôn giáo được nhà nước công nhận như đạo Phật hay Công giáo. Những người theo đạo Bà-ni bị nhà nước gộp chung với những người theo Islam ở Việt Nam.
Những người theo tôn giáo là Bà-ni là người Cham (còn gọi là Chăm hay Chàm), một sắc dân bản địa lâu đời ở Việt Nam. Các tín đồ Cham Bà-ni cho rằng họ có những tập tục, lễ nghi khác với người theo Islam. Do đó, gộp tôn giáo của họ chung với Islam là không thể chấp nhận được.
Thẻ căn cước mới của Việt Nam không thể hiện thông tin về tôn giáo của chủ thẻ. Tuy nhiên, chính quyền buộc người dân phải kê khai tôn giáo trong tờ khai căn cước công dân.
Vào đầu năm 2021, chính quyền bắt đầu triển khai cấp căn cước gắn chip cho người dân. Công an ở một số tỉnh, thành đã yêu cầu người dân xuất trình giấy chứng nhận tín đồ khi kê khai tôn giáo của mình.
Yêu cầu này đã khiến nhiều tín đồ tôn giáo hoang mang vì nhiều người tuy là tín đồ tôn giáo nhưng không có giấy chứng nhận tín đồ.
Đến ngày 24/4/2021, chính quyền thành phố Hồ Chí Minh thông báo người dân khi làm thẻ căn cước có thể kê khai tôn giáo mà không cần giấy chứng nhận.
Cho đến nay, các tỉnh khác vẫn chưa có thông báo tương tự.
Ông Nguyễn Phúc Nguyên, Vụ trưởng Vụ Phật giáo thuộc Ban Tôn giáo Chính phủ, nói với báo Giác Ngộ vào cuối tháng 3/2021: “Yêu cầu trưng dẫn giấy chứng nhận Phật tử là điều không có gì phiền hà”.
Ngày 14/4/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ xác nhận là mỗi địa phương đang có yêu cầu khác nhau về việc kê khai tôn giáo để làm thẻ căn cước mới.
Ngày 12/4/2021, chính quyền tỉnh Nghệ An báo cáo với Ban Tôn giáo Chính phủ rằng tỉnh này vẫn còn tình trạng lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống đối chính quyền.
Thông tin trên được nêu ra trong hội nghị tổng kết ba năm triển khai Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo và nghị định năm 2017 về thi hành luật này tại tỉnh Nghệ An.
Chính quyền tỉnh cho biết do việc quản lý nhà nước về tôn giáo chưa chặt chẽ nên đã để một số đối tượng lợi dụng hoạt động tôn giáo để chống đối chính quyền.
Phát ngôn này tuy không nêu cụ thể tôn giáo nào nhưng tình hình thực tế cho thấy chính quyền đang ám chỉ chức sắc, tín đồ Công giáo.
Năm 2020, Linh mục Đặng Hữu Nam bị thuyên chuyển khỏi giáo xứ Mỹ Khánh và ngừng hoạt động mục vụ. Linh mục Nam được biết đến với vai trò lãnh đạo giáo dân khởi kiện công ty Formosa sau thảm họa ô nhiễm biển miền Trung. Chính quyền đã luôn yêu cầu thuyên chuyển ông ra khỏi giáo tỉnh và ngừng hoạt động mục vụ.
Vào ngày 7/4/2021, báo VOV cho biết Công an huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An đã ngăn chặn hoạt động truyền giáo của Hội thánh Đức Chúa trời Mẹ, một tôn giáo bị chính quyền ngăn chặn kịch liệt, tại một nhà người dân ở xã Phúc Sơn. Theo đó, công an đã giải tán, tịch thu tang vật, máy tính, và các đồ vật truyền giáo. Có sáu người lớn và sáu trẻ em tham gia hoạt động này.
Vào ngày 19/4/2021, một nhóm tín đồ Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ khác bị công an ngăn chặn khi sinh hoạt tôn giáo tại một căn hộ chung cư tại thành phố Vinh. Báo Công an Nhân dân cho biết có khoảng 11 người lớn và 5 trẻ em tham dự buổi sinh hoạt tôn giáo này. Những người tham gia đã bị đưa về trụ sở công an phường Hưng Dũng để điều tra. Các tài liệu, đồ dùng tôn giáo đã bị công an tịch thu. Đồng thời, công an báo cho chính quyền địa phương nơi những tín đồ này cư trú để “quản lý, giáo dục” họ.
Tương tự năm 2020, Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy cho biết chính quyền tỉnh An Giang tiếp tục ngăn chặn các tín đồ tụ tập để tưởng niệm “Ngày Đức Thầy vắng mặt”.
Chính quyền đã dựng hai chốt kiểm soát đường vào trụ sở chính của Ban Trị sự Trung ương tại xã Long Giang, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang từ ngày 4/4/2021.
Sau khi bị chặn đến trụ sở chính, một số chức sắc của giáo hội đã chuyển địa điểm cầu nguyện đến một nơi khác.
Ngoài ra, vào ngày 5/4/2021, Vụ Truyền thông của Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo Thuần túy cho biết lực lượng an ninh đã theo dõi các trị sự viên của giáo hội.
Các tín đồ Phật giáo Hòa Hảo khác vẫn làm lễ tại nhà bằng việc đặt bàn thờ, treo cờ, treo băng-rôn. Chưa có báo cáo nào về việc công an sách nhiễu, phá rối tư gia của các tín đồ trong dịp tưởng niệm năm nay.
Giáo hội Phật giáo Hòa Hảo, tổ chức tôn giáo Phật giáo Hòa Hảo duy nhất được chính quyền công nhận, chưa từng tổ chức ngày lễ này. Đây là một trong ba ngày lễ trọng đại đối với tín đồ Phật giáo Hòa Hảo.
Theo nhà nghiên cứu Inrasara, đến thế kỷ XVI, Islam bắt đầu có ảnh hưởng trong vương quốc Champa. Lúc ấy, Islam được truyền vào Champa qua các thương gia Ả-rập giàu có rời khỏi Trung Quốc để truyền giáo xuống các nước phía Nam.
Trong quá trình du nhập vào vương quốc, Islam đã có xung đột lớn và dai dẳng với dân Cham bản địa đang theo Ấn Độ giáo. Cho đến thời vua Po Rome (1627 – 1651), Islam được bản địa hóa thành đạo Bà-ni.
Hiện nay, có người Cham theo Islam tại vùng An Giang, Tây Ninh, TP. Hồ Chí Minh; người Cham theo Bà-la-môn (Ấn giáo); và người Cham theo đạo Bà-ni, chủ yếu khu vực hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
Kết quả điều tra dân số và nhà ở năm 2019 chỉ thống kê số tín đồ theo đạo Islam và Bà-la-môn, không có số liệu về người Cham Bà-ni.
Theo thống kê ngày 1/4/1999, Việt Nam có tất cả 152.132 người Cham.[1] Trong đó, Ninh Thuận có 61.000 người, Bình Thuận có 29.312 người, An Giang có 30.000 người, Bình Định và Phú Yên có 20.000 người, thành phố Hồ Chí Minh có 5.000 người, Đồng Nai có 3.000 người, Tây Ninh có 3.000 người, Bình Phước và Bình Dương có 1.000 người. Theo báo Dân tộc và Phát triển, cơ quan ngôn luận của Ủy ban Dân tộc, có khoảng 31.000 người Cham Bà-ni vào năm 2018.
Người Cham Bà-ni có hoạt động tôn giáo khác biệt với Cham Islam. Theo đó, người Cham Bà-ni tin vào Allah nhưng cũng thờ cả thần Mưa, Biển, Núi… và thờ cúng ông bà tổ tiên. Họ đã quên việc hành hương đến thánh địa Mecca. Việc ăn chay và cầu nguyện hàng ngày được thực hiện vào tháng 9 và chỉ dành cho giới cư sĩ. Sự ảnh hưởng của chế độ mẫu hệ khiến người Cham Bà-ni chú trọng lễ karơh dành cho nữ hơn katat của nam (đều là lễ nhập đạo Bà-ni dành cho nam nữ đến tuổi).[2]
Chú thích:
[1] Inrasara, Những cuộc đi và cái Nhà, trang 16, NXB Hội Nhà văn.
[2] Inrasara, Minh triết Cham, trang 106, NXB Trí Thức.