‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Những vận động viên mà bạn có thể chưa từng nghe tên.
Tối nay, 18 vận động viên đại diện cho Việt Nam sẽ ra mắt khán giả thế giới tại Thế vận hội Tokyo 2020. Bạn có biết vào 57 năm trước, cũng tại Nhật Bản, 16 người Việt Nam đã tranh tài tại Thế vận hội Mùa hè Tokyo 1964? Tất cả họ đến từ miền Nam Việt Nam.
Hai giờ chiều ngày 10/10/1964, tại sân vận động Olympic, Tokyo, quốc kỳ Việt Nam Cộng hòa nền vàng ba sọc đỏ dẫn bước 16 vận động viên Việt Nam đóng bộ com-lê đen bước đi trước tiếng reo hò của hàng triệu khán giả. [1]
Khi đất nước vẫn ngập trong nội chiến với miền Bắc, 16 người đó thuộc một trong những thế hệ người Việt Nam đầu tiên thi đấu thể thao ở đẳng cấp quốc tế với điều kiện tập luyện rất thiếu thốn.
Bất chấp hoàn cảnh khắc nghiệt, người miền Nam đã tranh tài tại giải thể thao danh giá nhất hành tinh từ năm 1952 tại Thế vận hội Helsinki, Phần Lan liên tục cho đến năm 1972 tại Thế vận hội Munich tại Tây Đức.
Trong suốt thời gian này, miền Bắc đã không tham gia Thế vận hội, mãi cho đến năm 1980. [2]
Những vận động viên miền Nam đã làm điều đó như thế nào? Câu chuyện của họ là một phần lịch sử không thể chối cãi của nền thể thao Việt Nam. Sau năm 1975, lịch sử này đã bị chính trị làm cho mờ nhạt. Đây là lúc làm sống lại câu chuyện về những con người đầu tiên đã đưa Việt Nam ra thế giới bằng ý chí và nghị lực thể thao.
Tranh tài ở thế vận hội khi đó không đơn giản là đất nước ghi danh để bạn tham gia. Bạn phải là nhà vô địch hoặc có thứ hạng cao trong khu vực. Các vận động viên Việt Nam Cộng hòa, hay thời đó người ta gọi họ là các lực sĩ, cũng không phải ngoại lệ.
Ủy ban Olympic Quốc gia Việt Nam được thành lập vào ngày 25/11/1951 và được Ủy ban Olympic Quốc tế công nhận. Một năm sau, Việt Nam bắt đầu thi đấu ở thế vận hội. [3]
Năm 1952, miền Nam tham gia thế vận hội thể thao đầu tiên của mình tại Helsinki, Phần Lan với 8 vận động viên ở 5 bộ môn: điền kinh, boxing, đấu kiếm, đua xe đạp đường trường và bơi lội. [4]
Năm 1956, Việt Nam thi đấu bộ môn đua xe đạp lòng chảo với hai cua-rơ Lê Văn Phước (27 tuổi) và Nguyễn Văn Nhiêu (26 tuổi). [5]