Miền Tây đối diện với nguy cơ thiếu nước; đảng cộng sản muốn tinh gọn bộ máy hành chính
Các sự kiện nổi bật: * Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) tiếp tục có nguy cơ thiếu nước * 3 vấn
Cùng một lúc, người Việt Nam chịu hai đại dịch: COVID-19 và kiểm duyệt.
Nếu để chọn lấy chỉ một điều để viết trong thư này thì chúng tôi chọn chúc bạn và người thân mạnh khỏe. Câu chúc thông dụng và bình thường đến mức sáo rỗng này, vào thời buổi đại dịch hoành hành lại trở nên có ý nghĩa hơn cả. Chúng ta đang trải qua một thời buổi rất kỳ lạ, hiếm thấy trong đời.
Thời buổi kỳ lạ này có những chuyện mà thế hệ hậu-1986 từng chỉ nghe ông bà, cha mẹ kể lại: ngăn sông cấm chợ, giới nghiêm. Dòng chảy hàng hóa và dòng chảy con người bị cấm đoán, siết chặt đến mức độ chưa từng thấy kể từ năm 1986 đến nay. Chuyện nghe quả là khủng khiếp.
Nhưng rồi cái thời buổi kỳ lạ này không làm thay đổi một chuyện vốn đã là thường ngày ở huyện: ngăn tin cấm mạng.
Theo dõi báo chí nhà nước và mạng xã hội một tháng qua, ta thấy hai bức tranh đốp nhau chan chát về tình trạng xã hội thời dịch bệnh. Người ta không thể thấy được trên báo nhà nước những nỗi đau, nỗi khổ, nỗi chật vật của hàng chục triệu người dân, vốn lan truyền khắp cõi mạng. Tựa hồ như ta có hai thế giới song song chẳng ăn nhập gì với nhau vậy.
Thế rồi thông tin trên mạng xã hội có vẻ như đang dần bị ngăn lại, với việc hàng loạt nhóm “giúp nhau mùa dịch” biến mất hoặc nếu còn thì thông tin cũng đã bị thao túng.
Và những tờ độc lập như Luật Khoa, hay những tờ Việt ngữ nước ngoài như VOA, BBC, RFA vẫn tiếp tục bị cấm truy cập ở Việt Nam.
Nói ngăn tin cấm mạng là vì vậy.
Cùng một lúc, người Việt Nam chịu hai đại dịch: COVID-19 và kiểm duyệt.
Để chống lại COVID-19, chúng ta cần vaccine. Còn để vượt qua các bức tường kiểm duyệt, chúng ta cần những cây cầu. Trong một tháng qua, Luật Khoa đã đưa ra hai cây cầu mới để độc giả có thể tiếp cận tờ báo:
Kết hợp với kênh Telegram và RSS, như vậy, Luật Khoa có bốn cây cầu giúp bạn đọc vượt qua nạn ngăn tin cấm mạng ở trong nước.
Một thông tin trùng hợp, cách đây đúng 30 năm, vào ngày 6/8/1991, trang web đầu tiên của thế giới được tạo ra. Nó là thành quả của ý tưởng kết nối và chia sẻ tri thức cho nhân loại. Ngày nay, chúng ta đã có hàng tỷ trang web được dựng nên. Không ai có thể ngăn cản việc mọi người chia sẻ hiểu biết và kiến thức với nhau.
Về phần mình, Luật Khoa sẽ làm mọi thứ có thể để bạn dễ tiếp cận thông tin hơn. Phần còn lại là của bạn, bạn có muốn bước qua những cây cầu này hay không.
Chúc bạn đọc báo vui.