‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Khi những người thực sự biết luật phản kháng.
Đó là vào năm 1912, khi giới chức cảnh sát Chicago oang oang khoe khoang trong buổi phỏng vấn với báo giới về thành tích buộc tội một người đàn ông có tên Conway (tên thật là Charles N. Cramer) trong một vụ giết người.
Louisa Cramer, vợ của Charles, bị giam lỏng, liên tục bị thẩm vấn với hàng loạt biện pháp “đấu tranh tư tưởng” từ phía cảnh sát, trong khi không được cho ăn uống hay nghỉ ngơi. Sau 48 giờ, đối tượng cuối cùng cũng “khuất phục” và khai nhận các chi tiết theo hướng buộc tội chồng mình đã giết người.
Theo nhóm cảnh sát điều tra lúc đó, đây là một “thành tích” ấn tượng - lý giải việc vì sao họ khoe mẽ như thế trước báo chí.
Các nhà báo nhận thấy kiểu “điều tra” này có vấn đề.
Và ngay sau khi các bài báo được đăng tải, công chúng Chicago cũng không vui vẻ gì cho lắm. [1]
Thuật ngữ “lấy cung cấp độ ba” - “third-degree interrogation” được sử dụng để mô tả hành vi của các cảnh sát viên này. Áp lực của công chúng và việc giới quan chức cảnh sát công khai thừa nhận hành vi của mình khiến thẩm phán xét xử vụ án buộc phải loại bỏ các lời khai của bà Cramer.
Charles Cramer không được tuyên trắng án, tuy nhiên, đó là vì còn nhiều bằng chứng khác cho thấy hành vi phạm tội của ông ta.
***
Cơ quan điều tra ở mọi quốc gia, đối mặt với áp lực lớn về mặt thời gian lẫn dư luận để tìm ra thủ phạm, đều có thể để xảy ra những sai phạm tố tụng nghiêm trọng. Nói cho công bằng, án oan sai, lạm quyền và những hành vi xằng bậy trong quá trình tiến hành tố tụng (đặc biệt là ở giai đoạn điều tra) thì hệ thống tư pháp Hoa Kỳ hay châu Âu cũng có, chứ không riêng gì hệ thống Việt Nam.
Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa các hệ thống là thái độ của các bên liên quan. Người dân, hệ thống chính trị, và bản thân các bên tham gia tố tụng có xem những sai phạm của họ là bình thường hay không? Và họ có nỗ lực đấu tranh cải thiện và đòi hỏi quyền lợi chính đáng hay không? Nếu ngay cả những người tham gia cũng xem những điều này là bình thường, thì rõ ràng đường tiến của hệ thống tư pháp không còn sáng sủa bao nhiêu.
Dưới đây là vài điều bạn đọc có thể tham khảo thêm về “lấy cung cấp độ ba” trong hệ thống tư pháp Hoa Kỳ.
“Lấy cung cấp độ ba” là một cụm từ tiếng lóng trong ngành tư pháp Mỹ, bắt đầu xuất hiện từ đầu thế kỷ 20. Cho đến nay vẫn chưa có một sự đồng thuận nhất định về nguồn gốc của thuật ngữ “cấp độ ba”. Tuy nhiên, theo tìm hiểu của các nhà nghiên cứu tư pháp hình sự tại thời điểm đó, lấy cung cấp độ ba hay tra khảo cấp độ ba được vay mượn bông đùa từ một hội nhóm huynh đệ mật có tên gọi Hội Tam Điểm (Freemasonry). [2]
Là một hội nhóm huynh đệ có lịch sử lâu đời nhất thế giới với thành viên được đồn đoán là gồm các nguyên thủ quốc gia lẫn các nhà đại tư bản, Hội Tam Điểm có thủ tục gia nhập khó khăn và hệ thống cấp bậc thành viên phức tạp. Cấp độ Ba (Third-degree) được xem là cấp bậc cuối cùng, và là chặng đường khó khăn nhất mà thành viên phải vượt qua.
Cũng có một số cách lý giải khác. Vài học giả tìm được một bài báo điều tra vào năm 1901 của New York Times ghi nhận về ba cấp độ lấy cung mà cảnh sát New York thường sử dụng:
Như vậy, từ đánh người, thủ thuật tra tấn hay đơn giản là các biện pháp chà đạp và làm suy yếu tinh thần người bị hỏi cung đều nằm trong khả năng của các điều tra viên. Điều này đồng nghĩa với việc họ thường xuyên lấy cung mà không hề có mặt của người đại diện pháp luật cho nghi phạm, bị can hay bị cáo.
Dù có nguồn gốc như thế nào đi chăng nữa, “lấy cung cấp độ ba” là một thuật ngữ lóng tạo tiền đề cho sự lộng hành của cảnh sát Hoa Kỳ, đến mức giới luật sư gọi quá trình điều tra của cơ quan tư pháp nước này là vô pháp (lawlessness).
Những nỗ lực mạnh mẽ nhất chống lại sự vô pháp này đến từ giới luật sư Hoa Kỳ. Nếu như bạn từng thắc mắc hội nhóm hay liên đoàn luật sư dùng để làm gì, thì đây có lẽ là một ví dụ điển hình nhất để ghi nhận vai trò của một tập thể những người thật sự biết luật.
Với thông tin của báo chí trước đó, vào năm 1928, Liên đoàn Luật sư New York tung ra bản báo cáo đầu tiên của giới luật sư về vấn nạn lấy cung cấp độ ba tràn lan tại các cơ quan điều tra. Bản báo cáo này được công bố với công chúng địa phương và nhanh chóng tạo ra làn sóng yêu cầu cải cách pháp luật và tăng cường các định chế giám sát chặt chẽ thẩm quyền của cảnh sát hơn.
Song phải đến năm 1930, với bản báo cáo dài 20 trang của Ủy ban về Chấp pháp Vô pháp (Committee on the Lawless Enforcement of the Law) của Liên đoàn Luật sư Hoa Kỳ ra mắt công chúng, [4] làn sóng phản đối của công chúng mới bùng lên mạnh mẽ. Trong bản báo cáo, giới luật sư Hoa Kỳ chỉ ra những vấn đề tố tụng nghiêm trọng của giới cảnh sát như: [5]
Những biện pháp trên đây có vẻ quá quen thuộc trong các câu chuyện tư pháp tại Việt Nam đương đại. Tuy nhiên, với sự phản ứng mạnh mẽ từ giới luật sư bằng các bản báo cáo chi tiết, kèm theo đó là sự giận dữ từ công chúng, chính quyền liên bang nhanh chóng vào cuộc.
Năm 1931, Ủy ban Quốc gia về Tuân thủ và Thực thi Pháp luật (National Commission on Law Observance and Enforcement) do Tổng thống Herbert Hoover thành lập đưa ra báo cáo độc lập chính thức về tình hình thực thi pháp luật của giới cảnh sát. Họ xác nhận gần như toàn bộ những vấn đề mà giới luật sư Hoa Kỳ đưa ra. Bản báo cáo này thường được biết đến với tên gọi Wickersham Commission. [6]
Phong trào cải cách tư pháp sau đó tiếp tục đặt nặng trách nhiệm giám sát đối với cơ quan điều tra, tăng cường vai trò của luật sư cũng như quyền lợi của bị can, bị cáo. Những cải cách này đã góp phần định hình hệ thống tư pháp Hoa Kỳ ngày nay.
Chú thích
1. Keedy, E. R. (1937). The third degree and legal interrogation of suspects. University of Pennsylvania Law Review, 85, 761-777. https://scholarship.law.upenn.edu/cgi/viewcontent.cgi?article=8936&context=penn_law_review
2. John Carter Wood, ‘The Third Degree’: Press Reporting, Crime Fiction and Police Powers in 1920s Britain, Twentieth Century British History, Volume 21, Issue 4, December 2010, Pages 464–485. http://oro.open.ac.uk/24803/
3. Stinson, Philip M., "Police Interrogation" (2018). Criminal Justice Faculty Publications. 87. https://scholarworks.bgsu.edu/crim_just_pub/87
4. Keedy, E. R. (1937). The third degree and legal interrogation of suspects. University of Pennsylvania Law Review, 85, 761-777.
5. Camp, E. W., Bruce, A. A., & Hallam, O. (1930). Report of Committee on Lawless Enforcement of Law. The American Journal of Police Science, 1(6), 575–593. https://doi.org/10.2307/1147169
6. National Commission on Law Observance and Enforcement, Report on the Enforcement of the Prohibitions Law of the U.S. 1931 https://www.ojp.gov/pdffiles1/Digitization/44540NCJRS.pdf