Thư cuối tuần - 24/11/2024
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Khu đất là trường học ngày xưa đang được rao bán với giá 40 triệu đồng/m2.
Vào tháng 11/2021, giáo xứ An Hòa tiếp tục gửi đơn yêu cầu UBND phường An Khê và UBND quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng tạm dừng thi công trên khu đất tại số 223 đường Trường Chinh, ngay bên cạnh nhà thờ của giáo xứ. [1]
Theo giáo xứ, khu đất này thuộc quyền sở hữu của họ trước năm 1975. Sau năm 1975, giáo xứ đồng ý cho nhà nước trưng dụng với mục đích làm nơi sản xuất công nghiệp, thủ công nghiệp, và tạo điều kiện cho một số giáo dân làm nông nghiệp.
Ngày 20/5/2019, UBND phường An Khê đã mời đại diện giáo xứ An Hòa đến tham gia buổi lấy ý kiến về việc quy hoạch khu đất thành một khu dân cư. [2] Trong buổi họp này, đại diện giáo xứ không đồng ý với việc chuyển đổi mục đích của khu đất và khẳng định khu đất này vẫn thuộc quyền sở hữu của giáo xứ.
Ngày 13/6/2019, Sở Tài Nguyên và Môi trường TP. Đà Nẵng đã phản hồi giáo xứ An Hòa về yêu cầu hoàn trả khu đất cho giáo xứ. [3] Sở cho biết khu đất đã được UBND TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một đơn vị khác vào năm 2007. Năm 2010, khu đất này được bán đấu giá cho một công ty. Năm 2017, khu đất được chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất cơ sở sản xuất, kinh doanh sang đất thương mại dịch vụ sau khi được dùng làm vốn góp với một công ty bất động sản khác. Do đó, sở cho rằng yêu cầu hoàn trả khu đất của giáo xứ là không có cơ sở.
Phản hồi thông tin trên của Sở Tài Nguyên và Môi trường, giáo xứ An Hòa trong đơn khiếu nại ngày 19/6/2019 cho biết họ không được thông báo khi UBND TP. Đà Nẵng cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho một đơn vị khác vào năm 2007. Giáo xứ tiếp tục yêu cầu chính quyền trả lại khu đất này cho giáo xứ. [4]
Vào ngày 29/3/2021, theo giáo xứ, một đơn vị tư nhân đã tiến hành thi công trên khu đất này. Giáo xứ đã làm đơn khiếu nại chính quyền yêu cầu tạm dừng thi công. Vào ngày 9/11/2021, giáo xứ phát hiện công trình vẫn tiếp tục được thi công trong khi tranh chấp chưa được giải quyết thấu đáo. [5]
Hiện nay, khu đất này đang được phân lô bán nền như đất thổ cư với giá 40 triệu đồng một mét vuông với tên gọi là Khu dân cư 223 Trường Chinh hay Athena Royal City. [6]
Sau năm 1975, Tổng giáo phận Sài Gòn và Giáo phận Huế đã quyết định cho nhà nước sử dụng các cơ sở của giáo hội cho việc giáo dục. Ở một số nơi khác, các giáo xứ có những thỏa thuận khác với chính quyền địa phương về việc cho mượn đất đai.
Năm 2008, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã ra chỉ thị về nhà đất liên quan đến tôn giáo. Theo đó, các cơ quan nhà nước tiếp tục sử dụng nhà đất của các cơ sở tôn giáo, nhưng phải đúng mục đích và hiệu quả, nếu không thì có thể giao cho cơ quan khác hoặc trả lại các tổ chức tôn giáo. [7]
Tuy nhiên, chính quyền ở một số địa phương nhiều năm qua đã âm thầm trao quyền sử dụng đất đã được giao, mượn của các giáo xứ cho một bên thứ ba mà không thông báo cho giáo xứ hay Giáo hội Công giáo.
Đọc thêm: 10 trường học Công giáo chính quyền mượn, lấy nhưng không chịu trả
Ngày 26/11/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức cuộc họp về việc sửa đổi, bổ sung Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. [8] [9]
Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết nghị định này đã bộc lộ những bất cập cần sửa đổi, bổ sung sau ba năm thi hành. Tuy nhiên, bài tường thuật cuộc họp không nói cụ thể về những bất cập của nghị định.
Nghị định 162/2017/NĐ-CP được ban hành vào tháng 12/2017 với 25 điều, được chia thành 6 chương. Nghị định chủ yếu quy định về điều kiện, trình tự chấp thuận của nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo chưa được quy định cụ thể trong Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016.
Trong ba năm qua, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 cùng với nghị định này đã cho phép nhà nước can thiệp sâu vào các hoạt động tôn giáo. Theo đó, nhà nước giữ thẩm quyền phê duyệt từ việc thay đổi địa điểm sinh hoạt tôn giáo tập trung đến hoạt động nội bộ như nhân sự, phong phẩm hay việc tổ chức quyên góp của các tổ chức tôn giáo.
Đặc biệt, một số điều khoản của nghị định phân biệt đối xử giữa tổ chức tôn giáo Việt Nam và tổ chức tôn giáo có yếu tố nước ngoài.
Điều 17 của nghị định quy định việc phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử chức sắc, chức việc của tổ chức tôn giáo có yếu tố nước ngoài và có tín đồ là người Việt Nam cần phải được cơ quan quản lý tôn giáo ở trung ương phê duyệt trước khi thực hiện. Mặt khác, Điều 18 của nghị định quy định công dân Việt Nam đã được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử ở nước ngoài khi về nước hoạt động cần phải có sự chấp thuận của nhà nước.
Trong khi đó, Điều 33, Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo quy định các tôn giáo như Phật giáo, Tin Lành, Cao Đài, Tịnh độ Cư sĩ Phật hội Việt Nam và các tôn giáo khác trong nước chỉ cần thông báo cho cơ quan nhà nước biết về người được phong phẩm hoặc suy cử làm chức sắc. [10]
Theo Ban Tôn giáo Chính phủ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 162/2017/NĐ-CP sẽ được một ban soạn thảo do Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng làm trưởng ban và một tổ biên tập thực hiện.
Vào ngày 5/11/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã thông báo với báo chí về vụ việc Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ - một cơ sở tôn giáo độc lập khỏi Giáo hội Phật giáo Việt Nam - tại xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An.
Theo đó, Ban Tôn giáo Chính phủ cho rằng cơ sở này có dấu hiệu lợi dụng tôn giáo để trục lợi. [11]
Mặt khác, chính quyền tỉnh Long An đã báo cáo với Ban Tôn giáo Chính phủ là cơ sở này vi phạm một số quy định về quản lý đất đai và xây dựng của nhà nước.
Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam cũng báo cáo với Ban Tôn giáo Chính phủ rằng đây không phải là cơ sở hợp pháp và đề nghị chính quyền tỉnh Long An xử lý cơ sở này. [12]
Theo báo Công An TP. Hồ Chí Minh, cơ sở tôn giáo tự phát này được dựng lên vào năm 2015, có tên là Tịnh Thất Bồng Lai do một người đàn ông 88 tuổi tự xưng là hòa thượng làm trụ trì. Năm 2020, cơ sở đổi tên thành Thiền Am Bên Bờ Vũ trụ. Khoảng hai năm qua, cơ sở này thu hút sự chú ý của dư luận qua việc các thành viên tham gia những chương trình giải trí trên mạng xã hội và các kênh truyền hình. [13]
Phản hồi lại cáo buộc của Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện của cơ sở khẳng định đây là nhà riêng chứ không phải cơ sở tôn giáo và các thành viên trong gia đình mặc quần áo kiểu tu sĩ Phật giáo là để tu tại gia. [14]
Ngày 7/11/2021, ông Nguyễn Văn Út, Chủ tịch UBND tỉnh Long An thông tin với báo Lao Động về việc đã chỉ đạo lực lượng công an xử lý cơ sở này nhưng không đề cập chi tiết. [15]
Hiện nay, chính quyền không cho phép các ngôi chùa tự phát của người dân được hoạt động công khai. Nếu người dân muốn lấy nhà của mình làm chùa thì cần phải có sự bảo trợ của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Trên thực tế, quy định này cản trở nhu cầu tôn giáo của rất nhiều hộ gia đình. Nhiều gia đình có nhu cầu lấy nhà làm chùa nhưng phải hoạt động một cách âm thầm để tránh bị chính quyền và Giáo hội Phật giáo Việt Nam can thiệp.
Cách thức kiểm soát này đã tạo nên tình trạng độc quyền Phật giáo. Hiện nay, Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất được chính quyền công nhận. Các hoạt động Phật giáo công khai đều phải xin giáo hội cấp phép.
Đọc thêm: 40 năm độc quyền Phật giáo
Trong một tài liệu đăng tải vào tháng 11/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã công nhận những mặt tích cực của phong trào tôn giáo mới tại Việt Nam. [16]
Đây là tài liệu bồi dưỡng cho cán bộ nhà nước về bối cảnh tín ngưỡng, tôn giáo tại Việt Nam, trong đó bao gồm các thông tin khái quát về các tôn giáo truyền thống, các tôn giáo mới, và các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo.
Tài liệu này dành một chương đề cập đến phong trào tôn giáo mới, trong đó Ban Tôn giáo Chính phủ đã nêu ra năm điểm tích cực của phong trào tôn giáo mới:
Lý thuyết là thế, trên thực tế, nhiều tôn giáo mới đã bị chính quyền gắn nhãn “tà đạo” dù có những điểm được cho là tích cực. Một ví dụ là đạo Dương Văn Mình. Ở một số tỉnh miền núi phía Bắc, đạo này được biết đến với phong trào sửa đổi thủ tục ma chay truyền thống của người H'mong. Tuy nhiên, đạo Dương Văn Mình bị chính quyền địa phương cho là tà đạo, phá hoại văn hóa truyền thống của người H'mong. [17]
Cũng trong tài liệu, Ban Tôn giáo Chính phủ đã chia các tôn giáo mới thành ba nhóm nhằm có “các giải pháp cụ thể” đối với các tôn giáo mới:
Tuy nhiên, tài liệu không xác định cụ thể danh sách các tôn giáo mới theo phân loại như trên.
Đối với các tôn giáo được cho là “có màu sắc chính trị”, tài liệu nêu rõ là chính quyền các cấp cần phải “kiên quyết đấu tranh", “không để những thế lực xấu lợi dụng hiện tượng tôn giáo mới thành những hoạt động chính trị, đối lập với chính quyền”.
Theo tài liệu, một số tôn giáo mới bị cho là có các tác động tiêu cực đến xã hội khi có một trong những yếu tố sau:
Tài liệu cũng nêu rõ rằng: “Tất cả các hiện tượng tôn giáo mới ở Việt Nam hiện nay đều chưa được Nhà nước cho phép hoạt động”.
Vào tháng 11/2021, báo Hòa Bình cho biết tỉnh này có một số tôn giáo mới như Pháp Luân Công, Pháp Môn Diệu Âm hoạt động dưới nhiều hình thức đa dạng, phức tạp nhưng chưa gây mất an ninh trật tự. [18]
Tuy nhiên, tờ báo khẳng định hoạt động của các nhóm tôn giáo mới “tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp”.
Ví dụ như Pháp Môn Diệu Âm hoạt động dưới hình thức du lịch, tọa đàm tại nhà hàng, khách sạn. Hoặc việc nhiều người dân sau khi lao động ở nước ngoài mang về nước nhiều tài liệu truyền bá đạo Tin Lành cho bạn bè, người dân hoặc qua mạng Internet. Hay một số tổ chức nước ngoài truyền đạo thông qua các hoạt động từ thiện, khám bệnh, giáo dục khiến cho chính quyền địa phương khó quản lý.
Thực tế, chính việc ngăn chặn và can thiệp quá mức của chính quyền góp phần khiến cho hoạt động tôn giáo mới ngày càng đa dạng và phức tạp. Chính quyền các địa phương thường sử dụng các quy định hành chính để ngăn chặn hoạt động của các tôn giáo mới, bất kể việc các tín đồ sinh hoạt tôn giáo âm thầm hay công khai.
Vào đầu tháng 6/2021, Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết Việt Nam sẽ đón nhận các tôn giáo, thậm chí là các “đạo lạ” vào Việt Nam. Dù vậy, chính phủ vẫn chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy sẽ cho phép các tôn giáo mới được đăng ký hoạt động. [19]
Chú thích
1. Giáo xứ An Hòa. (2021b, November 9). Đơn yêu cầu về việc không xây dựng trên đất đang tranh chấp. Tin Mừng Cho Người Nghèo. https://www.facebook.com/tinmungchonguoingheo/photos/pcb.4543310792454976/4543299475789441
2. Giáo xứ An Hòa. (2019, May 23). Đơn kiến nghị về việc dừng đồ án quy hoạch khu dân cư 223 Trường Chinh và hoàn trả đất cho Giáo xứ An Hòa. https://www.facebook.com/ANHOA1960/photos/pcb.2350526215201463/2350524011868350
3. Sở Tài Nguyên Môi trường TP. Đà Nẵng. (2019, June 13). Trả lời đơn kiến nghị của Linh mục Lê Quý Đạt, Quán xứ Giáo xứ An Hòa. https://www.facebook.com/ANHOA1960/photos/pcb.2350526215201463/2350524608534957
4. Giáo xứ An Hòa. (2019b, June 19). Đơn khiếu nại về quy hoạch khu dân cư 223 Trường Chinh. https://www.facebook.com/ANHOA1960/photos/pcb.2350526215201463/2350524941868257
5. Xem [1]
6. Công ty cổ phần Propertyguru Việt Nam. (2020, August 25). Đất nền khu dân cư 223 Trường Chinh, Thanh Khê, Đà Nẵng. https://batdongsan.com.vn/ban-dat-nen-du-an-duong-truong-chinh-phuong-an-khe/-khu-dan-cu-223-thanh-da-nang-pr26789648
7. Thủ tướng Chính phủ. (2008, December 31). Chỉ thị về nhà, đất liên quan đến tôn giáo. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/bat-dong-san/Chi-thi-1940-CT-TTg-nha-dat-lien-quan-ton-giao-83510.aspx
8. Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021, November 29). Ban Tôn giáo Chính phủ họp xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 162/2017/NĐ-CP. http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/ban-ton-giao-chinh-phu-hop-xay-dung-nghi-dinh-sua-doi-bo-sung-nghi-dinh-1622017nd-cp-postEm1WxvpP.html
9. Chính phủ. (2017, December 30). Nghị định số 162/2017/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. Thư Viện Pháp Luật. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-162-2017-ND-CP-huong-dan-Luat-tin-nguong-ton-giao-353702.aspx
10. Quốc hội. (2016, November 18). Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Luat-tin-nguong-ton-giao-2016-322934.aspx
11. Luật Khoa Tạp chí. (2021, November 7). Vụ Tịnh Thất Bồng Lai - mọi việc cơ bản đã xong! https://nld.com.vn/hoi-nong-dap-nhanh/vu-tinh-that-bong-lai-moi-viec-co-ban-da-xong-20211107111906983.htm
12. Tuổi Trẻ. (2021, November 5). Tịnh Thất Bồng Lai là cơ sở thờ tự bất hợp pháp. https://tuoitre.vn/tinh-that-bong-lai-la-co-so-tho-tu-bat-hop-phap-2021110517531304.htm
13. Công an TP. Hồ Chí Minh. (2021, November 6). Vụ cả trăm người tụ tập trước ‘Thiền am bên bờ vũ trụ’: Lo dịch bệnh lây lan. https://congan.com.vn/doi-song/nguoi-dan-lo-ngai-dich-benh-lay-lan_122653.html
14. Tuổi Trẻ. (2021, November 7). Nhiều trẻ sống tại “Tịnh thất Bồng Lai” cùng mẹ ruột nhưng không được biết thân nhân. https://tuoitre.vn/nhieu-tre-song-tai-tinh-that-bong-lai-cung-me-ruot-nhung-khong-duoc-biet-than-nhan-20211107152754972.htm
15. Xem [11]
16. Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021, November). Tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ thông tin, tuyên truyền chính sách pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo và công tác tín ngưỡng, tôn giáo. http://cms.btgcp.gov.vn/upload/documents/03_11_2021/tai-lieu-boi-duong-de-an-2021-11-03-16-41-27.pdf
17. Luật Khoa. (2021c, October 14). Ai đang nói dối bạn về đạo Dương Văn Mình: Bộ đội hay công an? https://www.luatkhoa.org/2021/10/ai-dang-noi-doi-ban-ve-dao-duong-van-minh-bo-doi-hay-cong-an/
18. Báo Hòa Bình. (2021, November 22). Tháo gỡ vướng mắc trong công tác quản lý tôn giáo. https://web.archive.org/web/20211207042227/http://www.baohoabinh.com.vn/274/159770/Thao-go-vuong-mac-tr111ng-cong-tac-quan-ly-ton-giao.htm
19. Luật Khoa. (2021a, August 28). Ban Tôn giáo Chính phủ nói “sẵn sàng đón các đạo lạ”. Bạn nên hiểu chuyện này thế nào? https://www.luatkhoa.org/2021/08/ban-ton-giao-chinh-phu-noi-san-sang-don-cac-dao-la-ban-nen-hieu-chuyen-nay-the-nao/