‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Chính quyền vẫn còn ít nhất hai món nợ khác với gia đình này.
Dù với bất cứ lý do gì, ngày 9/1/2020 sẽ được ghi nhớ như một ngày thảm khốc trong lịch sử hiện đại Việt Nam. Rạng sáng hôm ấy, hơn 3.000 cảnh sát đã bất ngờ đột nhập, nã súng vào nhà thường dân ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội. Ông Lê Đình Kình bị bắn chết. Ba viên cảnh sát tử vong. Hai mươi chín người dân đã bị bắt và bị tuyên án sau đó, trong đó có hai người bị tuyên án tử hình. [1]
Hai năm sau cái đêm đen tối đó ở thôn Hoành, chính quyền vẫn còn ít nhất ba món nợ với gia đình ông Lê Đình Kình.
Công dân Lê Đình Kình – thôn Hoành, xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, TP. Hà Nội – vẫn chưa chết trong hệ thống dữ liệu nhân khẩu của nhà nước. Bà Dư Thị Thành -vợ ông – cho biết, công an xã Đồng Tâm chỉ đồng ý cấp giấy chứng tử cho ông với điều kiện: ông phải chết tại cánh đồng Sênh, chứ không phải tại nhà – tức hiện trường vụ án.
“Chồng tôi bị công an giết chết tại nhà”, bà Thành kiên quyết nói. Bà đã ở cạnh ông vào cái rạng sáng kinh hoàng ấy. “Tôi không đồng ý ghi sai cái chết của chồng nên giờ họ vẫn chưa cấp giấy chứng tử cho ông.”
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Vietcombank vẫn đang phong tỏa 528.453.669 đồng tiền phúng điếu ông Lê Đình Kình trong suốt hai năm qua. Trả lời Luật Khoa, bà Thành cho hay, đến nay gia đình vẫn chưa nhận được bất cứ khoản nào trong hơn nửa tỷ đồng này.