‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Những tin tức tôn giáo đáng chú ý trong tháng cuối cùng của năm 2021.
Bạn đọc thân mến,
Đây là bản tin tổng hợp những sự kiện tôn giáo xảy ra trong tháng cuối cùng của năm 2021. Một năm qua, chúng tôi đã đăng 12 bản tin hàng tháng về tình hình tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tôi hy vọng vẫn giữ được sự quan tâm của bạn về tình hình tôn giáo rất phức tạp tại Việt Nam.
Năm 2022, chúng tôi hy vọng bạn sẽ quan tâm hơn nữa đến quyền tự do tôn giáo. Sự quan tâm của bạn sẽ giúp cộng đồng các tôn giáo tự tin hơn khi tranh đấu cho quyền của mình. Việc tranh đấu đó không chỉ hướng đến bản thân họ, mà còn góp phần hướng đến một xã hội tự do, khoan dung với sự khác biệt.
Chúc bạn một năm mới thật bình an và nếu có thể, hãy đóng góp cho báo chí độc lập.
Vào ngày 28/12/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức hội thảo “Thực trạng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay – Những vấn đề cần quan tâm”. [1]
Hội thảo đã thu hút 20 tham luận của các học giả, nhà quản lý, nhà nghiên cứu.
Bài viết tường thuật về hội thảo trên trang của Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết: “Tại hội thảo, nhiều ý kiến chuyên gia nêu ra nhận định về một số vấn đề tồn tại trong hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay, như vấn đề đào tạo tăng tài, đoàn kết nội bộ, các biểu hiện lệch chuẩn tâm linh, suy thoái đạo hạnh trong một bộ phận chức sắc, nhà tu hành”.
Một số tham luận khác còn đưa ra định hướng phát triển, tổ chức bộ máy cho giáo hội.
Ảnh chụp quang cảnh của hội thảo không cho thấy có sự tham gia của các nhà sư thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Bài tường thuật cũng không nêu bất kỳ ý kiến nào của giáo hội.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Vũ Chiến Thắng cho biết hội thảo này cùng với các hội thảo trong thời gian sắp tới sẽ giúp định hướng phát triển cho Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Phật giáo duy nhất được nhà nước công nhận trong 40 năm qua. Trong số các tổ chức tôn giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam thể hiện sự thân thiết và gắn bó với chính quyền nhất.
Giáo hội được nhà nước cung cấp các đặc quyền về đất đai, xây dựng các cơ sở đồ sộ. Vài năm gần đây, giáo hội chịu sự chỉ trích lớn của dư luận đối với một số hoạt động bị cho là đam mê vật chất, mê tín dị đoan, phá hoại môi trường.
Tính chất của hội thảo này cùng với phát biểu trên của ông Vũ Chiến Thắng một lần nữa khẳng định tham vọng của chính quyền trong việc kiểm soát chặt chẽ các tổ chức tôn giáo. Mặt khác, nó cũng cho thấy quan điểm của chính quyền về hoạt động tôn giáo: nhất thiết phải được nhà nước tán thành. Đây cũng là một vấn đề đặc biệt nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến sự phát triển tự nhiên của các tôn giáo tại Việt Nam.
Vào ngày 22/12/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã tổ chức một hội thảo có sự hiện diện của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài liên quan đến các hoạt động tôn giáo của người Việt ở hải ngoại. [2]
Hội thảo có tên đầy đủ là “Hỗ trợ các hoạt động tôn giáo gắn với việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài”. Hội thảo có sự tham gia của các chức sắc từ nhiều tôn giáo.
Bài viết tường thuật cho biết hội thảo đã nêu ra thực trạng về hoạt động tôn giáo và đề xuất các giải pháp hỗ trợ hoạt động tôn giáo gắn với văn hóa dân tộc cho người Việt ở nước ngoài.
Đây có lẽ là một hoạt động nằm trong dự án hợp tác 5 năm của Ban Tôn giáo Chính phủ với Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài được ký kết vào năm 2020.
Hợp tác này dựa trên Nghị quyết số 36-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa IX về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Ông Nguyễn Đình Thắng, Giám đốc điều hành và Chủ tịch của tổ chức nhân quyền BPSOS có trụ sở tại Mỹ, cho rằng trọng tâm của nghị quyết này là xâm nhập vào cộng đồng tôn giáo người Việt ở hải ngoại. [3]
Trước khi ký kết hợp tác giữa Ban Tôn giáo Chính phủ và Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, hai lãnh đạo của hai cơ quan này đều nhất quán rằng cần phải đấu tranh, kiểm soát các hoạt động của người Việt ở nước ngoài về việc xuyên tạc chính quyền Việt Nam về vấn đề tôn giáo. [4]
Ngày 20/12/2021, Ban Tôn giáo Chính phủ đã phê duyệt đề nghị của Liên hiệp Bề trên Thượng cấp Việt Nam về việc thành lập Đan viện Xitô Thánh mẫu Tâm Mỹ Ca tại xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa. [5]
Đây là đan viện lâu đời, được thành lập năm 1934. Cơ sở này là đan viện tự trị thuộc Hội Dòng Đức Maria Vô Nhiễm. Sau năm 1975, đan viện đã trải qua nhiều biến cố liên quan đến hoạt động và đất đai.
Theo trang tin của Tổng giáo phận Sài Gòn, tháng 7/1977, chính quyền đã yêu cầu các đan sĩ rời bỏ đan viện chính (giao nộp lại cơ sở cho chính quyền) và chuyển đến nông trại của đan viện tại xã Cam Hòa, cũng chính là cơ sở của đan viện hiện nay. [6]
Trang tin Truyền giáo Việt Nam tại châu Á cho biết hầu hết các cơ sở, ruộng đất của đan viện đã bị nhà nước tịch thu từ năm 1977. Trong một thời gian dài, đan viện đã duy trì hoạt động dưới điều kiện vô cùng khó khăn. [7]
Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2016 đang duy trì các thủ tục bất lợi cho các tổ chức tôn giáo, nhất là các tổ chức tôn giáo nhỏ. Hầu hết các hoạt động của các tổ chức tôn giáo phải đăng ký và được nhà nước phê duyệt thì mới được thực hiện. Không có gì chắc chắn rằng tất cả hồ sơ đăng ký hợp lệ đều được chính quyền đồng ý. Việc phê duyệt hoàn toàn dựa vào đánh giá chủ quan của chính quyền.
Theo tường thuật của RFA, vào ngày 12/12/2021, chính quyền tỉnh Tuyên Quang đã đưa lực lượng hàng trăm người đến đám tang của nhà sáng lập Dương Văn Mình dẫn đến ẩu đả. Nhiều người bị bắt giam sau đó. [8]
Có khoảng 48 người đã bị bắt giữ trong khoảng thời gian từ ngày 12 đến ngày 15/12/2021. Sau đây là các diễn biến chính của vụ việc, theo thông tin từ RFA.
Ngày 11/12/2021:
Ngày 12/12/2021:
Ngày 13/12/2021:
Ngày 15/12/2021:
Vụ việc này làm dấy lên lo ngại chính quyền có thể sử dụng bạo lực để trấn áp bất kỳ cộng đồng tôn giáo nào mà họ không vừa ý. Tìm cách cản trở hoạt động tôn giáo, gây sự với các tín đồ, đẩy vụ việc lên mức ẩu đả và bắt giữ, thậm chí kết án tù đối với những người phản đối là cách hành xử phổ biến của chính quyền.
Năm 2018, sáu tín đồ Phật giáo Hòa Hảo độc lập, trong đó có bốn người trong cùng một gia đình, đã bị tuyên án từ 2-6 năm tù giam vì tội gây rối trật tự công cộng và chống người thi hành công vụ. Đây là các tín đồ thường xuyên bị chính quyền địa phương sách nhiễu. Nguồn cơn của vụ việc là vào ngày 19/4/2017, công an lập một chốt chặn kiểm tra giấy tờ xe của một số tín đồ cùng đến dự một đám giỗ và xô xát xảy ra. [9]
Các vụ xung đột liên quan các nhóm tôn giáo độc lập đều không được cơ quan tư pháp xét xử một cách công bằng. Do đó, cách hành xử nêu trên là một công cụ hữu hiệu của nhà nước để trấn áp quyền tự do tôn giáo.
Tình trạng bạo lực đối với các tín đồ độc lập ở khu vực miền núi là rất nghiêm trọng. Do lo sợ bị trả thù, nhiều tín đồ đã không báo cáo các vụ việc với báo chí hay các tổ chức nhân quyền nước ngoài.
Vào ngày 31/12/2021, TAND Cấp cao tại TP. HCM đã xét xử phúc thẩm và tuyên y án sơ thẩm đối với ba bị cáo trong vụ án giết người, giấu xác trong bê tông. [10]
Một bị cáo bị tuyên y án tử hình về tội giết người, một người bị tuyên án 13 năm tù giam về tội giết người và không tố giác tội phạm, và người còn lại bị tuyên án 19 năm tù giam về tội giết người và che giấu tội phạm.
Vụ án được phát hiện vào tháng 5/2019 với hai thi thể được tìm thấy trong thùng nhựa đổ đầy bê tông tại một ngôi nhà ở tỉnh Bình Dương.
Ban đầu khi phát hiện vụ án, truyền thông nhà nước đã thổi bùng dư luận rằng lý do dẫn đến vụ án mạng này là do tập luyện Pháp Luân Công. Ví dụ các bài báo sau:
Tuy nhiên, đến phiên xét xử sơ thẩm vụ án này vào tháng 6/2020 thì nhiều tờ báo nhà nước đã không còn đề cập đến Pháp Luân Công trong bài tường thuật của mình, chẳng hạn như các bài tường thuật trên Lao Động, VietNamNet. [14] [15] Các bài viết này chỉ dẫn lại lời các bị cáo cho biết họ tu luyện qua các hình thức do họ tự nghĩ ra.
Các học viên Pháp Luân Công tại Việt Nam từng phản đối việc truyền thông nhà nước nói rằng vụ án này là hậu quả của việc tập luyện Pháp Luân Công. Tuy nhiên, việc báo chí nhà nước dồn dập đưa tin nhấn mạnh đến bộ môn này ngay từ đầu đã có tác động lớn đến nhận thức của công chúng.
Thậm chí vào tháng 10/2021, ông Hoàng Xuân Trường, Phó trưởng phòng An ninh Đối nội Công an tỉnh Cao Bằng, đã cho rằng tập luyện Pháp Luân Công là sai trái và dẫn chứng vụ án giết người này cho lập luận của mình. [16]
Cơ quan điều tra là nơi nắm giữ và cung cấp thông tin cho báo chí nhà nước. Việc truyền thông sai lệch trong vụ án này cho thấy chính quyền đã tận dụng cơ hội để hạ thấp uy tín của Pháp Luân Công - một bộ môn mà chính quyền Việt Nam thường xuyên lên án và cấm phổ biến công khai. Nó cũng cho thấy khả năng của chính quyền trong việc thao túng thông tin liên quan đến các hoạt động tôn giáo.
Trong tháng 12/2021, nhiều tờ báo trong nước đã đồng loạt lên tiếng chỉ trích một phương pháp tập luyện chữa bệnh qua Internet có tên là “Năng lượng gốc Trống đồng” do một người Mỹ gốc Việt sáng lập.
Báo Hà Tĩnh cho rằng phương pháp này là “tuyên truyền tà đạo”. [17] Báo Công an Nhân dân gọi đây là phương pháp mê tín dị đoan, lừa đảo. [18] Báo điện tử VTV cho biết chính quyền TP. Hà Nội và TP. HCM đang điều tra về hội nhóm này, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã yêu cầu các cơ quan chức năng xóa bỏ các nhóm tập luyện phương pháp này trên địa bàn tỉnh. [19]
Ông Phạm Thế Dũng, Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ TP. Hà Nội cho biết các lớp học của phương pháp này là miễn phí, nhưng học viên phải mua sách để học (130 nghìn đồng/quyển). Trong quá trình học, nhóm này kêu gọi học viên đóng góp thêm vào quỹ để phát triển cộng đồng. [20]
“Hiện việc bán sách và kêu gọi đóng góp đã có dấu hiệu lợi dụng sự tin tưởng và nhu cầu chữa bệnh của đông người để trục lợi”, ông Dũng nói với báo VOV. [21]
Cuốn sách về phương pháp này mang tên “Tế bào gốc - Vị y sĩ đại tài của chính bạn” từng được Nhà xuất bản Thế giới xuất bản tại Việt Nam. Tuy nhiên, đến tháng 9/2021, họ đã dừng xuất bản cuốn sách này. [22]
Ban Tôn giáo Chính phủ vẫn chưa lên tiếng về hoạt động của nhóm này.
Các thông tin hiện nay cho thấy hội nhóm này hoạt động chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội. Một nhóm mở trên Facebook của phương pháp này có hơn 204 nghìn người tham gia. Website của phương pháp này cho biết việc tập luyện sẽ giúp học viên cải thiện sức khỏe về tinh thần một cách đáng kể. [23]
Vào tháng 6/2020, ông Phúc được bổ nhiệm làm chủ nhiệm bộ môn Năng lượng gốc tại Trung tâm Tư vấn Ứng dụng Tiềm năng Con người TP. HCM, trực thuộc Viện Nghiên cứu Ứng dụng Tiềm năng Con người. Tuy nhiên, đến tháng 10/2021, quyết định bổ nhiệm này đã bị thu hồi và một số cán bộ của trung tâm bị kỷ luật. [24] [25]
Diễn biến của vụ việc này vẫn chưa có hồi kết. Chính quyền đã kiên quyết không để phương pháp này được phổ biến, tuy nhiên, gần như không thể ngăn cản người dân tiếp cận phương pháp này qua Internet. Đây cũng chính là xu hướng hoạt động của các tôn giáo mới tại Việt Nam trong bối cảnh chính quyền gia tăng trấn áp các hoạt động bị cho là “tà đạo”.
Chú thích
1. Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021, December 28). Thực trạng hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam hiện nay – Những vấn đề cần quan tâm. https://web.archive.org/web/20220113035130/http%3A%2F%2Fbtgcp.gov.vn%2Ftin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu%2Fhoi-thao-ve-thuc-trang-hoat-dong-cua-giao-hoi-phat-giao-viet-nam-hien-nay-postL4QX8km0.html
2. Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021a, December 22). Hỗ trợ các hoạt động tôn giáo gắn với việc giữ gìn và phát huy văn hóa dân tộc cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. http://btgcp.gov.vn/tin-hoat-dong-cua-ban-ton-giao-chinh-phu/ho-tro-cac-hoat-dong-ton-giao-gan-voi-viec-giu-gin-va-phat-huy-van-hoa-dan-toc-cho-cong-dong-nguoi-viet-nam-o-nuoc-ngoai-postrm002gmx.html
3. Luật Khoa. (2021, March 31). Cánh tay của Ban Tôn giáo Chính phủ vừa được nối dài vươn ra hải ngoại. https://www.luatkhoa.org/2021/03/canh-tay-cua-ban-ton-giao-chinh-phu-vua-duoc-noi-dai-vuon-ra-hai-ngoai/
4. Xem [3]
5. Ban Tôn giáo Chính phủ. (2021a, December 20). V/v thành lập Đan viện Xitô Thánh mẫu Tâm Mỹ Ca. http://cms.btgcp.gov.vn/upload/documents/20_12_2021/cong-van-2021-12-20-14-37-43.pdf
6. TGP Sài Gòn. (2021, May 20). 60 năm hình thành và phát triển của “tu trào đan tu’’ tại Việt Nam. https://tgpsaigon.net/bai-viet/60-nam-hinh-thanh-va-phat-trien-cua-tu-trao-dan-tu-tai-viet-nam-63622#_Toc72180385
7. Vietnamese Missionaries in Asia. (2014, November 3). Ðan viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca mừng 80 năm thành lập và chúc phong Viện Phụ. http://vntaiwan.catholic.org.tw/14news/14news1045.htm
8. RFA. (2021, December 27). Hàng trăm công an bố ráp đám tang của người sáng lập đạo Dương Văn Mình. https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/hundreds-of-vn-police-raid-the-funeral-of-religious-founder-duong-van-minh-12272021042535.html
9. Luật Khoa. (2020, April 20). Bản tin Tôn giáo tháng 2/2020: Chính quyền can thiệp vào nội bộ các tôn giáo. https://www.luatkhoa.org/2020/04/ban-tin-ton-giao-thang-2-2020-chinh-quyen-can-thiep-vao-noi-bo-cac-ton-giao/
10. VOV. (2021, December 31). Y án sơ thẩm nhóm bị cáo giết người, giấu xác trong bê tông ở Bình Dương. https://vov.vn/phap-luat/vu-an/y-an-so-tham-nhom-bi-cao-giet-nguoi-giau-xac-trong-be-tong-o-binh-duong-post915456.vov
11. Công an TP. HCM. (2019, May 19). Vụ hai xác người đổ bê tông: Giết người do mâu thuẫn khi tu luyện Pháp luân công? https://web.archive.org/web/20220116040451/https://congan.com.vn/vu-an/vu-hai-xac-nguoi-trong-thung-nhua-do-be-tong-bat-ngo-voi-loi-khai-cua-cac-nghi-pham_74313.html
12. Ngày nay. (2019, May 19). Pháp Luân Công là gì mà nhóm nghi phạm giết 2 nam giới bỏ vào bê tông tu luyện? Web Archive. https://web.archive.org/web/20220116040942/https://ngaynay.vn/phap-luan-cong-la-gi-ma-nhom-nghi-pham-giet-2-nam-gioi-bo-vao-be-tong-tu-luyen-post73149.html
13. Tuổi Trẻ. (2019, May 19). Rùng mình với lời khai của 4 phụ nữ vụ giết người đổ bê tông. https://web.archive.org/web/20220116041734/https://tuoitre.vn/rung-minh-voi-loi-khai-cua-4-phu-nu-vu-giet-nguoi-do-be-tong-20190519093010188.htm
14. Lao Động. (2020, June 26). Vụ giết người giấu xác trong bêtông: Viện Kiểm sát đề nghị tử hình chủ mưu. https://laodong.vn/phap-luat/vu-giet-nguoi-giau-xac-trong-betong-vien-kiem-sat-de-nghi-tu-hinh-chu-muu-815377.ldo
15. VietnamNet. (2020, June 27). Từ tu luyện mù quáng đến án tử vì giết người giấu xác trong bê tông. https://vietnamnet.vn/vn/phap-luat/ky-su-phap-dinh/vu-giet-nguoi-giau-xac-trong-be-tong-tu-tu-luyen-mu-quang-den-an-tu-hinh-652133.html
16. Truyền hình Cao Bằng. (2021, October 12). Cảnh giác với các chiêu bài của Pháp luân công. Web Archive. https://web.archive.org/web/20220116042619/https://www.facebook.com/truyenhinhanninhCaoBang/videos/205573791646625/
17. Báo Hà Tĩnh. (2021, December 16). “Năng lượng gốc Trống Đồng”: Chữa bách bệnh hay truyền bá tư tưởng tà đạo?! https://web.archive.org/web/20220120075649/https://hatinh.gov.vn/tin-tuc-su-kien/tin-bai/11266/nang-luong-goc-trong-dong-chua-bach-benh-hay-truyen-ba-tu-tuong-ta-dao
18. Báo Công an Nhân dân. (2021, December 23). Chữa bệnh bằng “năng lượng ngoài không gian”: Ảo tưởng hay trò lừa đảo? https://web.archive.org/web/20220120075325/https://cand.com.vn/phong-su/chua-benh-bang-nang-luong-ngoai-khong-gian-ao-tuong-hay-tro-lua-dao--i638699/
19. VTV. (2021, December 15). “Năng lượng gốc trống đồng” - phản khoa học và có dấu hiệu lừa đảo. https://vtv.vn/xa-hoi/nang-luong-goc-trong-dong-phan-khoa-hoc-va-co-dau-hieu-lua-dao-20211215114732686.htm
20. VOV Giao thông. (2021, November 26). Năng lượng gốc Trống đồng có dấu hiệu lợi dụng niềm tin để trục lợi. https://vovgiaothong.vn/nang-luong-goc-trong-dong-co-dau-hieu-loi-dung-niem-tin-de-truc-loi-1
21. Xem [20]
22. Báo Công an Nhân dân. (2021a, January 2). Cần xử lý nghiêm những đối tượng truyền bá việc chữa bệnh bằng “năng lượng ngoài không gian.” https://cand.com.vn/Ho-so-Interpol/can-xu-ly-nghiem-nhung-doi-tuong-truyen-ba-viec-chua-benh-bang-nang-luong-ngoai-khong-gian-i639705/
23. NLG Energy Source. (n.d.). Our background, NLG Energy Source. https://nlgenergysource.org/vi/mon-hoc-nlg/
24. VTC News. (2021, November 8). Chuyên gia nói gì việc “lấy năng lượng gốc” chữa ung thư, COVID-19? https://vtc.vn/chuyen-gia-noi-gi-viec-lay-nang-luong-goc-chua-ung-thu-covid-19-ar645136.html
25. Xem [18]