Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Một chiến thắng gần như tuyệt đối.
Trong bài viết đăng tải vào ngày 9/3/2022, Luật Khoa tạp chí đã cập nhật cho bạn đọc tình hình Ukraine kiện Nga lên Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ), liên quan đến hành vi sử dụng vũ lực quân sự để xâm phạm chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. [1] Lý do được Nga đưa ra để biện minh cho hành động của mình là hành vi “diệt chủng” của chính quyền Kyiv tại miền Đông Ukraine.
Vì một bản án chính thức sẽ mất rất nhiều thời gian mới có thể được ban hành, Ukraine nhắm đến việc kêu gọi ICJ áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời (provisional measures) để vừa dùng “nước gần cứu lửa gần”, trong khi đó ICJ vẫn có thời gian để tiếp tục điều tra sau đó.
Nếu ICJ chấp nhận áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, nó đồng nghĩa với một tuyên bố cho rằng hành vi xâm lược của Kremlin là không có căn cứ pháp lý. Đây là một kỹ thuật kiện tụng rất khôn ngoan từ Kyiv.
Vào ngày 16/3/2022, Tòa án Công lý Quốc tế chính thức ban hành lệnh (order) giải quyết câu hỏi thẩm quyền và cân nhắc các yêu cầu về biện pháp khẩn cấp tạm thời mà Ukraine đề ra đối với hành vi xâm lược của quân đội Nga (“Lệnh”). [2]
Với Lệnh này, Tòa án quyền lực nhất thế giới nói gì?
Một trong những vấn đề đầu tiên ICJ cần phải giải quyết là những phản đối từ phía Nga về thẩm quyền áp dụng biện pháp khẩn cấp của ICJ trong vụ việc này, dù cả Nga và Ukraine đều là thành viên của Công ước Quốc tế về Phòng chống và Trừng phạt Tội ác Diệt Chủng (Convention on the Prevention and Punishment of the Crime of Genocide, thường được gọi ngắn là Convention on Genocide – “Công ước”).
Cụ thể, Nga cho rằng phạm vi điều chỉnh của Công ước không bao hàm vấn đề sử dụng vũ lực quân sự giữa các quốc gia. Và dù nếu có đi chăng nữa, thì những phát biểu của Putin hay các đại diện Nga trên chính trường quốc tế chỉ là phát biểu chung, không có giá trị pháp lý chuẩn xác.