‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Liên Xô/ Nga có phải là một quốc gia “yêu hòa bình, ghét chiến tranh”? Lịch sử nói không.
“Còn Mỹ thì sao?”
Đó là câu hỏi quen thuộc gần đây được một số người đặt ra mỗi khi nghe ai đó lên án hành vi xâm lược của Nga đối với Ukraine.
Bên cạnh đó, nhiều người ngộ nhận rằng Nga (cũng như trước đó là Liên Xô) là một chính quyền vô cùng “yêu hòa bình, ghét chiến tranh”, rằng họ sẽ không bao giờ can thiệp, đánh nhau, giết người, hy sinh mạng quân lính, v.v. chỉ vì tư lợi như Mỹ.
Chiến tranh Ukraine đối với Nga là trường hợp đặc biệt, bởi vì NATO đã “ép” họ vào đường cùng.
Vậy sự thật lịch sử ra sao?
Bài viết này sẽ cố gắng tổng hợp một số cuộc chiến mà cả Liên Xô lẫn Nga đã từng tham gia một cách đơn phương, có tính xâm lược, không được người dân địa phương chào đón, đồng thời tạo ra thương vong khủng khiếp.
Một trong những “dấu son” đáng nhớ nhất để phản biện lại tính “chính nghĩa” của Liên Xô trong Đệ nhị Thế chiến có lẽ phải kể đến Hiệp ước Molotov - Ribbentrop (Molotov - Ribbentrop Pact), được ký kết giữa lãnh đạo Liên Xô và lãnh đạo Đức Quốc xã vào tháng Tám năm 1939. [1]
Tại thời điểm đó, cả hai phe cánh đều cho rằng họ chỉ ký kết những điều khoản không xâm phạm nhằm bảo vệ nhau, nhưng những gì xảy ra sau đó nhanh chóng cho thấy tham vọng lãnh thổ và sự hiếu chiến của chính quyền “nhân dân” Liên Xô.