‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Không có gì tương đồng giữa hai sự kiện này.
Kể từ khi Nga tiến hành xâm lược Ukraine, không ít người Việt Nam bày tỏ sự ủng hộ đối với hành động này của Nga. Họ cho rằng Nga xâm lược Ukraine là điều đúng đắn, và việc Nga bị quốc tế phản đối cũng giống như Việt Nam xâm lược Cambodia năm xưa bị quốc tế phản ứng.
Dưới đây là ba lý do vì sao sự kiện Việt Nam can thiệp vào Cambodia không có gì tương đồng với chuyện Nga xâm lược Ukraine.
Diễn ngôn “giành lại lãnh thổ” đã mất của Cambodia đối với vùng Tây Nam Bộ của Việt Nam vẫn còn sống trong các thảo luận chính trị của Cambodia cho đến tận ngày nay.
Vào những năm 1970, khi lực lượng Đảng Cộng sản Kampuchea (hay Khmer Đỏ) vừa giành quyền kiểm soát Cambodia, bên cạnh mục tiêu quan trọng nhất là thanh lọc dân tộc khỏi “những kẻ tư sản”, “bọn chế độ cũ” và “bọn ngoại bản”, thì việc giành lại “thời đại huy hoàng” của lãnh thổ Kampuchea luôn được xem là một trong những ưu tiên hàng đầu. [1]
Trong niềm tin của nhiều lãnh đạo chóp bu Khmer Đỏ (và của một bộ phận không nhỏ người Cambodia hiện đại), họ cho rằng quá trình mở rộng lãnh thổ của các triều đại phong kiến Việt Nam, bắt đầu từ thế kỷ thứ XV, đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên trạng lãnh thổ của Cambodia, đàn áp người Cambodia và đi cùng đó là những dã tâm thôn tính hoàn toàn đất nước Cambodia (điển hình là công cuộc chinh phạt quốc gia này của hoàng đế Minh Mạng nhà Nguyễn từ năm 1841 đến 1845).