Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Nguồn gốc và sự khác biệt trong quan điểm về chiến tranh giữa phương Tây và phương Đông.
Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện nay khó có thể được xem là một cuộc chiến điển hình cho thấy sự tôn trọng của các lực lượng tham chiến, mà đặc biệt là Nga, đối với các nguyên tắc pháp luật chiến tranh hay pháp luật nhân đạo quốc tế. Đó là những nguyên tắc được cộng đồng quốc tế đề ra từ lâu và dần được công nhận là tập quán pháp của thế giới.
Từ việc đánh bom vào bệnh viện phụ sản, [1] tấn công vào các công trình dân sự như trường học hay nhà chung cư, [2] khó có thể nói Nga là một “học sinh gương mẫu” của các nguyên tắc cơ bản do luật nhân đạo quốc tế đề ra.
Tuy nhiên, nếu so sánh với cách thức tàn khốc mà các quốc gia cộng sản anh em đối xử với người dân của nhau như trong chiến tranh Trung Quốc - Việt Nam 1979 (Sino - Vietnamese War 1979) hay xung đột biên giới Tây Nam Cambodia - Việt Nam (Cambodia - Vietnamese War 1975 - 1979), có thể nói cuộc chiến mà Nga phát động tại Ukraine vẫn là một cuộc chiến có quy củ và có nguyên tắc hơn nhiều lần.
Vậy câu hỏi đặt ra là, tại sao chiến tranh cần có luật? Chẳng phải chiến tranh tự thân nó đã là một chuỗi các hành động giết chóc hoàn toàn vô đạo đức giữa người với người hay sao?
Luật chiến tranh (law of war) hay luật nhân đạo quốc tế (international humanitarian law) - hoặc đôi khi được gọi bằng tiếng Latin “jus in bello” - là các thuật ngữ chỉ hệ thống các nguyên tắc pháp luật ứng xử quốc tế của các bên khi tham gia vào một cuộc xung đột vũ trang.
Về mặt nội dung, khi các lãnh đạo, nhà quan sát và các luật gia quốc tế nói về luật chiến tranh, chúng ta sẽ cần nhìn vào hàng loạt các văn bản, mà một số có tuổi đời lên đến hàng trăm năm, bao gồm tập hợp hệ thống Công ước Hague, hệ thống Công ước Geneva và các nhóm nguyên tắc tập quán pháp quốc tế khác.