‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Thủ tục tố tụng rút gọn và kỳ vọng kết quả sớm.
Vào ngày 26/2, chỉ hai ngày sau khi quân đội Nga tràn vào xâm lược Ukraine, phía Ukraine đã đệ đơn khởi kiện chính quyền Nga lên Tòa án Công lý Quốc tế (International Court of Justice – ICJ).
Cần lưu ý rằng đây không phải lần đầu tiên Ukraine mang Nga ra một cơ quan tài phán quốc tế liên quan đến các tranh chấp và xung đột tại Crimea, các vùng lãnh thổ phía Đông, hay kể cả các vấn đề chính trị liên quan đến cuộc “Cách mạng Maidan” vào năm 2014.
Sự minh bạch và cầu thị của Ukraine trong việc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế cho người dân thế giới cơ hội hiểu thêm về xung đột và các tranh chấp. Mặt khác, chúng cũng giúp cho các định chế quốc tế có cơ hội can thiệp, ghi nhận lại sự thật và phán xét một cách công tâm.
Vậy trong vụ kiện lần này, Ukraine vì sao lại kiện, căn cứ của họ là đâu, và mục tiêu của họ là gì?
Phiên xử đầu tiên diễn ra vào các ngày 7 và 8 tháng Ba vừa qua cho chúng ta một số thông tin quan trọng. [1]
Theo đơn nộp cho ICJ, chính phủ Ukraine đưa ra hai nhóm vấn đề: một về mặt sự thật thực tiễn; và hai là về mặt pháp lý.
Về mặt thực tế, chính phủ Ukraine cho biết Nga đã và đang tiếp tục dựa trên lý do rằng “Ukraine đang thực hiện hành vi diệt chủng (genocide) nhắm đến hàng triệu mạng sống” ở miền Đông Ukraine, những người chỉ còn biết cậy nhờ tất cả niềm tin của họ vào nước Nga (pinned their hopes on Russia); từ đó lý giải cho việc thực hiện hành vi xâm lược của mình.