Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bài viết này nằm trong số báo tháng Chín năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/9/2022.
Trước khi bắt đầu cuộc thảo luận, chúng ta hãy nói rõ với nhau điều này: Vương quốc Anh - nền “dân chủ” lâu đời nhất thế giới - không hiền hòa gì trong câu chuyện giám sát công dân của họ. [1]
Và thật ra mà nói, chính phủ Anh cũng chưa từng giấu giếm mục tiêu và năng lực giám sát của họ với thế giới.
Chỉ mới đây thôi, Tòa án Nhân quyền Châu Âu vừa đưa ra phán quyết cuối cùng trong những tranh cãi pháp lý giữa chính quyền Vương quốc Anh và các nhóm nhân quyền quốc gia. Trong đó, tòa này khẳng định một số quy chuẩn và hoạt động của hệ thống tình báo Anh quốc đã vi phạm các nguyên tắc nhân quyền về quyền riêng tư (right to private life), cũng như quyền tự do ngôn luận (right to freedom of expression). [2]
Hiển nhiên, đi vào phân tích bản án thì sẽ phức tạp và rắc rối hơn những dòng tổng kết không đầu không đuôi ở trên rất nhiều. Song người viết nghĩ rằng cần thể hiện rõ ra ở ngay đầu bài viết về tình hình giám sát dân chúng của Vương quốc Anh để bạn đọc biết rằng đây sẽ không phải là một bài viết khen ngợi hay tâng bốc phương Tây.
Tuy nhiên, một lý do khác để nói trước ra như vậy là giúp chúng ta nhận thấy rằng nhu cầu quản lý nhà nước liên quan đến giám sát, tình báo, và tìm ra các nguồn rủi ro, nguy hiểm đối với an ninh quốc gia để từ đó phòng ngừa là gần như giống nhau hoàn toàn ở các quốc gia.
Hệ thống quy định pháp lý liên quan đến giám sát diện rộng cho đến nay đã được các nhà quan sát cho là một hiện tượng, một xu thế pháp lý không thể tránh khỏi. [3]
Nói cách khác, quốc gia nào cũng sẽ chịu điều tiếng - dù sớm hay muộn - về các cáo buộc vi phạm nhân quyền liên quan đến giám sát và thông tin cá nhân.
Vậy nên không phải cứ có ai đưa ra khuyến cáo về nhân quyền liên quan đến pháp luật của một quốc gia thì họ phải “chống phá” quốc gia đó. Chưa kể, chịu điều tiếng như nhau, nhưng khung pháp luật và trình độ lập pháp có thật sự giống nhau?
Trong giới nghiên cứu nói chung, Vương quốc Anh đã vang danh là một quốc gia giám sát. Và những con số thì thường không nói ngoa.
Vào năm 2020, thủ đô London có tỷ lệ camera công cộng trên dân số là 1:14. Điều này có nghĩa là cứ 14 người dân thì chính quyền thành phố này có một camera giám sát. [4]