Luật Khoa 360: ‘Tinh gọn bộ máy’ - thông điệp mới từ cuộc họp bất thường của Trung ương Đảng
💡Luật Khoa 360 là dạng bài toàn cảnh về một sự kiện, cung cấp thông tin đa chiều, không kiểm
Số báo tháng đầu tiên của Luật Khoa tạp chí.
Cuối tháng Chín này, Bộ Công an có một cái “deadline” nữa: Hoàn thành cấp thẻ căn cước gắn chip cho toàn dân. Họ đã trễ hẹn nhiều lần.
Mấy chữ căn cước gắn chip suốt hai năm qua đã trở thành từ khóa của mọi nhà. Bạn có hiểu vì sao bạn đã liên tục được kêu gọi, bị thúc giục, thậm chí bị đe dọa để lên phường làm cho xong chiếc thẻ gắn chip ấy? Điều này liên quan đến Cơ sở Dữ liệu Quốc gia về Dân cư - một dự án nhiều nghìn tỷ đã được bắt đầu từ cách đây 12 năm kèm theo nhiều lời hứa về chuyển đổi số.
Dữ liệu cá nhân là tài sản của mỗi người. Khi có trong tay dữ liệu, chính quyền sẽ dễ bề quản lý nhân dân hơn nhiều, nhưng việc này đi kèm với một rủi ro khổng lồ về việc xâm phạm quyền riêng tư và hình thành nên cái gọi là “nhà nước giám sát” (surveillance state). Trong khi Bộ Công an không ngừng thúc đẩy việc thu thập dữ liệu toàn dân và những ứng dụng trong việc “quản lý người dân trên môi trường mạng”, Việt Nam hiện vẫn chưa có một văn bản pháp luật toàn diện nào về dữ liệu cá nhân và trách nhiệm bảo vệ dữ liệu cá nhân.
Chúng ta có đang sống trong một quốc gia giám sát? Làm thế nào để biết điều này? Làm sao để ứng phó? Các quốc gia khác đã và đang ứng xử với vấn đề này ra sao? Làm sao để cân bằng giữa nhu cầu quản lý nhà nước và quyền của người dân?
Luật Khoa dành số báo tháng đầu tiên để thảo luận sâu về chủ đề này. Đây là một bước đi mới trong cách hoạt động của chúng tôi.
Các bài viết đặc sắc trong số này:
Các ấn phẩm khác:
Luật Khoa là một tạp chí phi lợi nhuận. Toàn bộ doanh thu được tái đầu tư để phát triển tạp chí.