‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Bài viết này nằm trong số báo tháng Chín năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/9/2022.
Số báo này nói về dữ liệu cá nhân (personal data) và nhà nước giám sát (surveillance state). Nhưng sẽ không thể bàn tới hai vấn đề đó nếu không trước hết bàn đến sự riêng tư (privacy) và quyền riêng tư (right to privacy).
Hãy trở lại năm 1890, khi Việt Nam mới bắt đầu bị đặt dưới ách cai trị của người Pháp, các chí sĩ yêu nước vừa phát động Phong trào Cần Vương chưa được bao lâu, và Hồ Chí Minh mới vừa được sinh ra. Dĩ nhiên, có rất ít lý do để tin rằng người Việt Nam khi đó đã từng nghe nói tới quyền riêng tư, bởi ngay cả ở phương Tây, nó cũng chỉ mới vừa bắt đầu được thảo luận.
Một bài báo khoa học có tựa đề “The right to privacy” đăng trên Harvard Law Review năm đó đã khơi mào một địa hạt mới toanh cho luật học, và về sau được coi như là một trong những bài báo khoa học có ảnh hưởng nhất trong lịch sử luật học thế giới. [1] Hai tác giả Samuel D. Warren và Louis D. Brandeis lập luận rằng con người có quyền được để yên (the right to be let alone), không bị đăng tải thông tin riêng tư nếu bản thân người đó không cho phép. Những quyền này không thể được bảo vệ dựa trên pháp luật thời kỳ đó.
Mối lo ngại của hai tác giả khi đó, rất trùng khớp với con người ngày nay, xuất phát từ sự ra đời của chiếc máy chụp ảnh - một loại công nghệ mới có khả năng chụp lại mọi thứ, kể cả những thứ riêng tư nhất, còn giới truyền thông thì luôn sẵn lòng đăng những bức ảnh đó và phát tán khắp nơi.
Chỉ mất 58 năm sau đó để quyền riêng tư được ghi nhận trong một trong những văn kiện quan trọng nhất thế giới: Tuyên ngôn Phổ quát về Nhân quyền của Liên Hợp Quốc (1948). [2] Phương Tây và các nước phát triển nói chung nhanh chóng ban bố các đạo luật để bảo vệ quyền riêng tư của con người.