‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Một năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 3/11/2022.
Thời nay, người ta nhớ đến một sáng kiến lập hiến từ cả trăm năm trước của “Nguyễn Ái Quốc”, nhưng gần như không biết gì về những ý tưởng lập hiến mới gần đây.
Nguyễn Ái Quốc là bút danh chung của một nhóm nhà hoạt động An Nam ở Paris vào cuối thập niên 1910. Năm 1919, nhóm này đã gửi cho Hội nghị Versailles một kiến nghị thư có tên “Yêu sách của nhân dân An Nam”, hay còn được gọi là “Yêu sách 8 điểm", với nội dung đòi quyền tự do cho người dân Việt Nam và thiết lập một nền pháp quyền. [1] Ngày nay, người ta sẽ gọi những người như vậy là “phản động".
Đó có thể được coi là một sáng kiến lập hiến trong bối cảnh thuộc địa, tiếp nối những nỗ lực truyền bá chủ nghĩa lập hiến của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh. Lý do nó được biết đến thì cũng dễ hiểu, chắc người Việt Nam nào cũng hiểu.
Đến thập niên 2010, tức là trên dưới một trăm năm sau, các sáng kiến lập hiến, dự án lập hiến lại nở rộ ở một trình độ cao hơn nhiều. Dĩ nhiên, trong hơn một trăm năm đó, lịch sử lập hiến Việt Nam đã chứng kiến nhiều thời kỳ sôi động hơn nhiều, và thậm chí ở một khía cạnh nào đó còn chất lượng hơn nhiều. Bài viết này sẽ tập trung vào những sáng kiến lập hiến đáng lẽ ra nên được bàn luận công khai, rộng rãi ngay lúc này bởi nội dung của chúng đều hướng tới việc cải cách hiến pháp đương thời của nước ta. Rất tiếc, vì nạn kiểm duyệt, chúng không những không được thảo luận và lắng nghe, mà còn bị quy cho là “phản động" và sau cùng không được mấy ai để mắt tới nữa.
Bài viết lần lượt trình bày năm dự án tính theo thời điểm chúng được công bố.
Trong hai thập niên đầu từ khi khối xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, không khí chính trị Việt Nam luôn tồn tại một niềm hy vọng mơ hồ: Việt Nam sẽ nối gót và bắt đầu dân chủ hóa, dù sớm hay muộn. Ở một góc vỉa hè nào đó, bên ly trà đá, có những người sẽ nhỏ to thì thầm với nhau “2000 là muộn nhất”, rồi khi năm 2000 qua đi thì hy vọng lại được đặt vào năm 2010.