Biên niên sử "sở hữu đất đai" Việt Nam đương đại: Hiểu sao cho đúng?

Phức tạp và trục trặc trong suốt tiến trình lịch sử lập hiến.

Biên niên sử "sở hữu đất đai" Việt Nam đương đại: Hiểu sao cho đúng?
Minh họa: Luật Khoa.

Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Một năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 3/11/2022.


Sở hữu đất đai có lẽ vẫn là tranh cãi pháp lý dai dẳng và căng thẳng nhất trong xã hội Việt Nam.

“Công hữu”, “tư hữu”, “sở hữu toàn dân”, “sử dụng đất ổn định lâu dài”, “thu hồi đất” đều là những thuật ngữ được sử dụng nhiều đến ám ảnh trong cả không gian pháp lý lẫn không gian dân sự Việt Nam.

Một mặt, các đời lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục cương quyết với đường lối “sở hữu toàn dân”. Chỉ mới đây, vào tháng Năm năm 2022, trong buổi bế mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa XIII, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tiếp tục khẳng định một lần nữa đất đai là “sở hữu toàn dân”, “do nhà nước thống nhất quản lý”, người dân có “quyền sử dụng đất”, và quyền sử dụng đất là một loại tài sản, nhưng nó chắc chắn không phải quyền sở hữu. [1]

Ông Nguyễn Phú Trọng vốn nói khá nhiều về vấn đề này, các thuật ngữ kinh điển được lặp đi lặp lại cho chúng ta thấy một tương lai khó có thay đổi quan trọng nào về vấn đề sở hữu đất đai tại Việt Nam. Trong đó, người dân Việt Nam sẽ không có quyền sở hữu đất.

Nhưng tiếp cận ở một góc độ khác, thị trường quyền sử dụng đất tại Việt Nam, đặc biệt ở các thành phố lớn, lại là một trong những thị trường sôi động nhất châu Á. [2]

Vì sao tồn tại những nghịch lý như thế? Tại sao một quốc gia, nơi người dân không thật sự sở hữu đất đai, lại có thị trường đất đai phát triển nhất nhì khu vực?

Trong bài viết này, người viết tập hợp những vấn đề cơ bản nhất về sở hữu đất đai qua lịch sử các bản hiến pháp Việt Nam. Và trên cơ sở đó, người viết kỳ vọng có thể giải đáp phần nào câu hỏi trên.

Để bảo đảm tính thống nhất và xuyên suốt của quá trình nghiên cứu với hệ thống pháp luật Việt Nam đương đại, chúng ta sẽ chỉ xem xét vấn đề sở hữu đất đai trong các bản hiến pháp của nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH) - nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN).

Sở hữu đất đai qua các bản hiến pháp Việt Nam

Khoan bàn đến bản chất xấu hay tốt của chế độ sở hữu toàn dân, có một điều đáng buồn là qua bao nhiêu lần sửa đổi hiến pháp thì có bấy nhiêu lần người ta sửa đổi chế định về sở hữu đất đai.

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.