Xã hội dân sự và phát triển quốc gia - Kỳ 1: Vốn xã hội
Từ lúc chính thức ngồi vào ghế tổng bí thư, ông Tô Lâm đã có một số diễn ngôn đưa
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Một năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 3/11/2022.
Nếu chỉ nhìn qua đời sống kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam - mà thật ra là bất kỳ quốc gia nào - thì khó có thể thấy bóng dáng hay vai trò thật sự của bản hiến pháp quốc gia.
Tôi không chỉ nói về người lao động bình dân, mà vốn dĩ việc chi tiêu mớ rau con cá đã là quá đủ để họ phải lao tâm lao lực hết thời giờ. Tôi còn nói đến cả những người hoạt động trong các lĩnh vực cần tri thức và thông tin cao, từ giới doanh nhân, giảng viên, kỹ sư, đến bác sĩ, luật sư hay kiến trúc sư. Nói một cách khái quát, đối với hầu hết các thành phần, tầng lớp và nhóm cộng đồng trong một quốc gia, hiến pháp thường không khác gì một tờ… giấy lộn.
Ví dụ, Điều 33 Hiến pháp Việt Nam 2013 có quy định rằng: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.”
Nhưng dù là một người kinh doanh hay một luật sư nhiều năm kinh nghiệm, bạn sẽ nhận ra rằng có hàng trăm ngành nghề vốn dĩ nằm trong giới hạn của quyền tự do kinh doanh nhưng cần đến nhiều lớp đăng ký, thông tin, nhiều giấy tờ “con”, cũng như hàng loạt các yêu cầu về an toàn sức khỏe, an ninh công cộng hay an ninh tài chính. Chúng ta chưa bàn đến những quy định vẽ vời gây khó dễ cho giới thương chủ, chúng ta chỉ mới nói đến những quy định cần thiết và phù hợp để bảo vệ lợi ích chung của xã hội.
Nói cách khác, muốn hiểu đúng và đủ khái niệm “tự do kinh doanh” trong hiến pháp Việt Nam (và thật ra cũng là các bản hiến pháp khác trên toàn thế giới), người ta cần ít nhất một đến vài quyển chuyên khảo để diễn giải và trình bày đầy đủ ý nghĩa thật sự của nó.
Vậy câu hỏi đặt ra là, nếu hiến pháp chỉ quy định một điều khoản ngắn gọn như thế rồi các đời chính quyền sau tự động giải thích, thêm thắt, sửa đổi, bổ sung vào nội dung hiến pháp bằng các văn bản luật và dưới luật chi tiết hơn, thế chúng ta cần cái điều cỏn con không đủ ý đấy để làm gì?
Một ví dụ khác, Điều 24, Khoản 2 của Hiến pháp Việt Nam 2013 ghi nhận rằng “Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.”