‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Một năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 3/11/2022.
Phong trào Lập hiến 2013 là một hiện tượng hiếm hoi trong lịch sử Việt Nam với việc người dân tham gia tích cực vào quá trình sửa đổi Hiến pháp 1992. Phong trào này gồm các hoạt động của các cá nhân hoặc hội nhóm độc lập, không theo sự điều phối hay chi phối của chính quyền. Những cá nhân, tổ chức tham gia các hoạt động góp ý do chính quyền tổ chức không được tính vào phong trào này.
Tác giả có tham khảo bài viết “Lược sử cuộc sửa đổi Hiến pháp Việt Nam 1992” của nhà báo Phạm Đoan Trang để viết bài này. [1]
6/8/2011: Quốc hội thông qua Nghị quyết số 06/2011/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992 và thành lập Ủy ban Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992. [2]
23/11/2012: Quốc hội thông qua Nghị quyết số 38/2012/QH13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân về Dự thảo Sửa đổi Hiến pháp năm 1992, ấn định thời hạn lấy ý kiến từ ngày 2/1/2013 tới ngày 31/3/2013. [3] Toàn văn dự thảo cũng được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. [4]
19/1/2013: Nhóm 72 trí thức ký và công bố “Kiến nghị về sửa đổi Hiến pháp 1992”, [5] về sau được gọi tắt là Kiến nghị 72. Nhóm 72 người khởi xướng có một số đại diện tiêu biểu như Nguyễn Đình Lộc (cựu bộ trưởng tư pháp), Nguyễn Quang A (nhà hoạt động), Phạm Chi Lan (chuyên gia kinh tế).
Kiến nghị này đề xuất sửa đổi Hiến pháp theo hướng tôn trọng nhân quyền, tam quyền phân lập, phi chính trị hóa quân đội, khôi phục sở hữu tư nhân về đất đai, khôi phục quyền phúc quyết hiến pháp của toàn dân, và kéo dài thời hạn lấy ý kiến tới hết năm 2013.
Kèm theo bản kiến nghị, nhóm khởi xướng cũng đề xuất một bản dự thảo hiến pháp để thảo luận. Bản dự thảo hiến pháp này được thiết kế theo hướng bãi bỏ chế độ độc tài, xây dựng chế độ dân chủ theo mô hình tổng thống chế, Quốc hội lưỡng viện, có tòa án hiến pháp và các cơ quan độc lập nằm bên trong chính quyền, đồng thời lập Hội đồng Hòa giải Dân tộc để khắc phục những sai lầm trong quá khứ.