Thư cuối tuần - 18/1/2025
Đây là Thư cuối tuần của Luật Khoa tạp chí. Thư tin này chỉ làm một việc đơn giản là
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Hai năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/12/2022.
Lập hội là một lĩnh vực khá… kỳ thú trong luật Việt Nam. Lý do: nó vẫn đang chịu sự điều chỉnh của Luật Quy định quyền lập hội do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh ban bố năm… 1957. [1] Có thể nói đây là đạo luật có tuổi thọ thuộc loại cao nhất Việt Nam hiện nay.
Từ đó tới nay, đã nhiều lần chính quyền rục rịch ban hành một đạo luật mới về lập hội nhưng có lẽ vì nhiều lý do “nhạy cảm” mà chưa thấy dự luật nào được trình ra Quốc hội. Lần gần nhất, vào năm 2015, Quốc hội đưa dự luật về hội và dự luật biểu tình vào nghị trình làm luật năm 2016 nhưng sau cùng gác lại. [2] Một dự thảo được công bố năm đó bị dư luận phản đối dữ dội, đến mức một bài viết của Luật Khoa năm đó gọi đây là “luật siết cổ hội”. [3] [4]
Cho đến nay, văn bản chủ chốt điều chỉnh hoạt động lập hội là Nghị định 45/2010/NĐ-CP do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ban hành năm 2010, [5] sau đó được Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi. [6] Chính phủ đang rục rịch sửa đổi hai nghị định này bằng một dự thảo mới công bố hồi tháng 8/2022. [7] Website của Bộ Nội vụ còn liệt kê thêm hai kết luận của Ban Bí thư và một chỉ thị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (đảng nào thì chắc bạn đọc biết).
Vậy thì với các quy định như vậy, việc đăng ký lập hội ở nước ta khó hay dễ?