Khi NGO trở thành “đối tượng’’

Vô tiền khoáng hậu.

Khi NGO trở thành “đối tượng’’

Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Hai năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/12/2022.


Ngày 3/2/2020, trang blog thân chính phủ Loa Phường đăng một bài viết chi tiết có tựa đề “Sự thật đằng sau chiến dịch chống nhiệt điện than và vai trò của Mai Phan Lợi”. [1] Ngoài việc cáo buộc nhà báo Mai Phan Lợi lợi dụng hoạt động xã hội dân sự để chống đối chế độ, bài viết này còn điểm danh bốn “tổ chức xương sống” của các liên minh tổ chức phi chính phủ ở Việt Nam có hoạt động chống nhiệt điện than: GreenID, RTCCD, LPSD, và MEC.

Chỉ hơn một năm sau, giám đốc của 3/4 tổ chức trên đã bị bỏ tù với án trốn thuế, và hai trong số các tổ chức này đã bị chính quyền đóng cửa.

Năm 2021 - 2022 là thời kỳ bước ngoặt của xã hội dân sự Việt Nam, với việc hàng loạt tổ chức phi chính phủ (NGO) vướng vòng lao lý trong các vụ án, vụ việc dường như có động cơ chính trị của chính quyền. NGO được nhắc đến ở đây là các tổ chức phi chính phủ có đăng ký ở Việt Nam. Cần phải nói rõ điều này để phân biệt với các NGO khác nhưng không có đăng ký và hoạt động có tính đối kháng với chính quyền.

Việc truy bức các NGO là một hiện tượng vô tiền khoáng hậu bởi các NGO có đăng ký - hay còn được gọi là NGO chính thống - xưa nay được coi là một vùng an toàn hoặc tương đối an toàn trong các hoạt động xã hội dân sự ở Việt Nam. Họ là các tổ chức được thừa nhận về mặt pháp lý và làm việc chặt chẽ với các cơ quan nhà nước.

Dưới đây là những trường hợp nổi bật trong số các NGO phải đóng cửa hoặc có lãnh đạo bị bỏ tù trong hai năm qua.

1. Trung tâm Truyền thông Giáo dục Cộng đồng (MEC) và Mai Phan Lợi

Bạn đã đăng ký thành công!

Mừng bạn trở lại!

Bạn đã đăng ký thành công.

Vui lòng kiểm tra hộp thư để lấy link đăng nhập.

Thông tin thanh toán của bạn đã được cập nhật.

Thông tin thanh toán của bạn chưa được cập nhật.