‘Ông lớn’ truyền hình VTC dừng phát sóng; TP. HCM, Hà Nội ‘chữa cháy’ cho Nghị định 168
Các sự kiện nổi bật: * VTC từ biệt khán giả * TP. HCM, Hà Nội “giải cứu” giao thông sau Nghị
Bài viết này nằm trong số báo tháng Mười Hai năm 2022 của Luật Khoa tạp chí, được phát hành lần đầu trên ấn bản PDF đề ngày 1/12/2022.
Nếu là một người quan tâm tình hình chính trị, xã hội, bạn hẳn không lạ lẫm gì với khái niệm “xã hội dân sự”.
Ngay cả khi không theo dõi các tin tức thời sự, bạn chắc cũng ít nhất từng một lần nghe qua ba chữ viết tắt “NGO” - được xem là đồng nghĩa với các tổ chức dân sự.
Khả năng cao bạn đã từng xem tin tức về việc làm thiện nguyện của một NGO nào đó tại Việt Nam. Đồng thời, bạn cũng có thể từng đọc một bài viết nào đó trên truyền thông nhà nước, gán ghép “xã hội dân sự” với cụm từ quen thuộc “phản động”.
Và dù có chưa từng nghe/ xem/ đọc qua thứ gì liên quan, bạn chắc chắn có dính dáng đến xã hội dân sự. Bạn là một phần của nó.
Dưới đây là năm điều có thể bạn chưa biết về thứ mà ai cũng là một phần trong đó.
NGO là viết tắt của “nongovernmental organization”, có nghĩa là “tổ chức phi chính phủ”. [1]
Thuật ngữ tiếng Anh tương đương của “xã hội dân sự” là “civil society”. [2] Các tổ chức xã hội dân sự được gọi là “civil society organization”, viết tắt là CSO.
Khi nói tới CSO - các tổ chức xã hội dân sự - người ta thường mặc định nó đồng nghĩa với NGO - các tổ chức phi chính phủ.